1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Những điều chưa biết về ngôi chùa cổ sắp nghinh đón tượng Phật ngọc

(Dân trí) - Đến chùa Phật Tích trong dịp đại lễ cung nghinh tượng Phật ngọc, du khách còn có cơ hội chiêm bái những cổ vật quý hiếm được khai quật từ linh tháp và những quả mít tựa như mặt Phật mọc chen chúc trên một cây mít trong chùa...

Công tác chuẩn bị cơ bản đã hoàn tất

 

Sang đến ngày hôm nay, 13/5, phần mái mô hình ngôi chùa cổ Bắc Bộ, nơi ngự của tượng Phật ngọc cơ bản đã hoàn thành. Càng gần đến ngày cung nghinh Phật ngọc, những người trong ban thi công công trình càng phải “lên số” để hoàn thành công việc đúng thời hạn. Theo đúng tiến độ, mô hình này sẽ phải hoàn tất vào ngày mai.
 
Những điều chưa biết về ngôi chùa cổ sắp nghinh đón tượng Phật ngọc - 1

Người dân địa phương tranh thủ san đất "xí" chỗ bán hàng nhân dịp làm ăn hiếm có. (Ảnh: Thế Cường)

Trong buổi họp báo chiều ngày 12/5, Đại đức Thích Đức Thiện cho biết mọi công tác chuẩn bị cơ bản đã được sắp xếp hết sức chu đáo. Lo lắng nhất với ban tổ chức trong những ngày đại lễ này là tình trạng giao thông.

 

Tuy nhiên, với sự giúp đỡ nhiệt tình của lực lượng cảnh sát giao thông tỉnh Bắc Ninh, ban tổ chức đã có được một quyết định mang tính “đột phá”: Để vào chùa, mọi chư vị phật tử đều phải đi bộ trên con đường 287 và đi trở ra trên đường 295.

 

Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong những phần cơm chay phát cho phật tử cũng được kiểm tra nghiêm ngặt bởi Sở Y tế Bắc Ninh và Phòng Y tế Tiên Du.

 

Vài ngày nay, trên con đường dẫn đến công trình pho tượng A Di Đà khổng lồ trên đỉnh núi, không ít hộ dân địa phương đã tranh thủ cơ hội ngàn vàng san những khoảng đất, dựng lán bán hàng.
 

Hai bên con đường bậc đá dẫn lên đại công trình phật A Di Đà có nhiều cây keo, cây thông đang mùa trổ hoa, nhiều sâu róm nhỏ gây ngứa rất khó chịu. Nhiều du khách bị trúng sâu róm mẩn đỏ khắp cổ, mặt, đã được bà Vũ Thị Hạnh Lợi, người bán nước dưới chân dốc, chữa miễn phí chỉ bằng một mảnh vải được hơ nóng.

Những điều chưa biết về ngôi chùa cổ sắp nghinh đón tượng Phật ngọc - 2

Bà Lợi đang lấy lông sâu róm cho du khách bằng phương pháp "độc". (Ảnh: Anh Thế)

Cổ vật và những quả mít hình mặt Phật

 

Chùa Phật Tích là một ngôi chùa cổ, nơi đây chính là cái nôi đầu tiên của Phật Giáo Việt Nam. Chùa được vua Lý Thánh Tông cho xây dựng vào thế kỷ thứ 11, tọa lạc tại xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

 

Trong khuôn viên chùa, công trình khai quật tòa linh tháp ngay dưới chân pho tượng đá xanh A Di Đà cũng đang được gấp rút được hoàn thành. Tại chùa Phật Tích, cổ vật quí giá nhất Việt Nam về tượng phật bằng đá là pho tượng đá xanh A Di Đà vẫn được giữ nguyên tại nơi an tọa từ ngàn năm trước và du khách phật tử có thể tự do chiêm bái.
 
Những điều chưa biết về ngôi chùa cổ sắp nghinh đón tượng Phật ngọc - 3
Tượng đá xanh nổi tiếng Phật A Di Đà đã được trưng bày cho du khách chiêm bái

Đặc biệt, trong quá trình khai quật dưới chân pho tượng đá xanh, các nhà khảo cổ đã phát hiện móng của một tòa linh tháp khổng lồ. Phần móng vẫn còn nguyên vẹn. Đây là một “đại cổ vật” quí báu của chùa Phật Tích đang được bảo quản để nghiên cứu. Đáng chú ý, trong quá trình khai quật, nhà chùa đã phát hiện được rất nhiều “tiểu cổ vật” quí giá như đồ gốm từ đời Lý gồm bát, đĩa, đồ trang trí…

Những điều chưa biết về ngôi chùa cổ sắp nghinh đón tượng Phật ngọc - 4
Những hiện vật khai quật được ở đây rất giống với các di vật thời Lý ở Hoàng thành Thăng Long. (Ảnh: Thế Cường)

Hai bên con đường bậc đá dẫn lên đại công trình phật A Di Đà có nhiều cây keo, cây thông đang mùa trổ hoa, nhiều sâu róm nhỏ gây ngứa rất khó chịu. Nhiều du khách bị trúng sâu róm mẩn đỏ khắp cổ, mặt, đã được bà Vũ Thị Hạnh Lợi, người bán nước dưới chân dốc, chữa miễn phí chỉ bằng một mảnh vải được hơ nóng.

 

Trụ trì nhà chùa cho biết thêm, có thể trong những ngày đại lễ nghinh đón tượng Phật ngọc, nhà chùa sẽ cho trưng bày những cổ vật quí mới được khai quật để du khách có điều kiện chiêm bái.

 

Một điều rất lạ được nhiều người dân sống quanh chùa cho biết là ngay từ lối vào chùa, tại khoảng vườn có một cây mít sai trĩu quả. Lạ ở chỗ, tất cả những quả mít đều không tròn trịa mà có hình thù tựa như những khuôn mặt Phật. Những quả mít này nằm chen chúc nhau, có khi đến 4, 5 quả trên cùng một cuống. Đây cũng sẽ là điều sẽ rất hấp dẫn du khách trong những ngày đại lễ cung nghinh tượng Phật ngọc sắp tới.

 

Thế Cường