1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hà Nội:

Những dịch vụ “hái ra tiền” trong đêm giao thừa

(Dân trí) - Trong đêm giao thừa, khi hàng vạn người dân thủ đô dồn dập kéo về khu vực quanh Hồ Gươm chờ đón thời khắc đầu tiên của năm mới, với nhiều người đây cũng là cơ hội “hái ra tiền”. Dịch vụ trông xe, bán muối, bán lộc đầu năm… đua nhau thu bạc triệu.

Ngay từ đầu giờ tối đêm cuối năm, từng dòng người dân thủ đô từ nhiều ngả đã đồn dồn về khu vực quanh Hồ Gươm tạo ra một không khí vô cùng náo nhiệt và đông đúc. Những người đi bộ còn phải nhích từng bước chân mới mong chọn được một vị trí đẹp ngắm màn bắn pháo hoa. Vì vậy, dịch vụ trông xe giữ xe máy được dịp tha hồ “chặt chém”. Từ những bãi gửi xe được cấp phép của địa phương đến các bãi gửi xe tự phát do người dân dựng lên đều chật kín.

Khi tiếng pháo giao thừa vang lên, các bạn trẻ đã tất bật bán muối, bán lộc đầu năm.
Khi tiếng pháo giao thừa vang lên, các bạn trẻ đã tất bật bán muối, bán lộc đầu năm.
Khi tiếng pháo giao thừa vang lên, các bạn trẻ đã tất bật bán muối, bán lộc đầu năm.

Giá vé gửi xe dù đã được UBND TP Hà Nội quy định rõ ràng nhưng dường như trong đêm giao thừa khung giá quy định hoàn toàn bị các bãi gửi xe ngơ đi. Giá gửi một chiếc xe máy thấp nhất cũng phả 30 nghìn đồng/ chiếc. Khu vực các phố Lê Lai, Lê Thạch, Lò Sũ, Nguyễn Hữu Huân... có "địa thế" gần sát hồ, giá gửi xe máy lên tới 70 - 100 nghìn đồng/xe. Với xe ô tô, tìm được chỗ nhận trông đã là tốt nên mức giá “chát” bao nhiêu cũng phải chấp nhận.

Nắm bắt được tâm lý “xông xênh” của những người đi chơi xuân, trước thời khắc giao thừa, nhiều bạn trẻ đã tất bật chuẩn bị những chiếc túi đỏ khá xinh xắn với muối, diêm, và một cành lộc nhỏ để bán vào thời khắc đầu năm mới vốn được quan niệm là mang lại may mắn và xua đuổi những vận hạn, đen đủi trong năm.

Mỗi một túi nhỏ gồm một hộp diêm nhỏ, một nhúm muối và một nhánh lộc xanh được chào mời với giá 30 nghìn đồng. Nhiều bạn trẻ còn tỏ ra khá chuyên nghiệp khi mặc cả đồng phục và chào mời bằng cách giải thích ý nghĩa của từng thứ đồ mình bán.

Mỗi một túi muối, lộc như thế này có giá 30 nghìn đồng.
Mỗi một túi muối, lộc như thế này có giá 30 nghìn đồng.
Mỗi một túi muối, lộc như thế này có giá 30 nghìn đồng.

Dịch vụ vẽ tranh chân dung đêm giao thừa hút khách với giá 100 nghìn/bức.
Dịch vụ vẽ tranh chân dung đêm giao thừa hút khách với giá 100 nghìn/bức.

Bạn Nguyễn Thị Thu Hiền, sinh viên trường Đại học Ngoại Thương chia sẻ: “Đây là năm thứ hai em cùng các bạn bán đồ may mắn trong đêm giao thừa. Ngoài việc có thêm một chút tiền tiêu Tết, em và các bạn còn muốn làm một việc gì đó mang lại may mắn cho thật nhiều người trong năm mới”.

Tại khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám, các ông đồ mỏi tay viết chữ cũng không phục vụ được hết nhu cầu của người mua chữ. Dù năm mới đã qua cả giờ đồng hồ nhưng dãy phố ông đồ vẫn nhộn nhịp, tấp nập. Nhiều người quan niệm đầu năm mới may mắn nhất là mang được những chữa tài lộc, chữ tâm, chữ đức, chữ phát… về nhà vừa lấy may vừa truyền được tinh thần học hành cho con cháu trong nhà.

“Năm nay tôi muốn xin chữ “Danh” về treo trong nhà vì con trai chuẩn bị thi đại học. Tôi mong muốn con trai thi cử đỗ đạt, góp phần làm rạng danh cho gia đình, tiếp nối truyền thống học hành của gia đình”, anh Huỳnh Ngọc Huệ (Đống Đa - Hà Nội) chia sẻ.

Chợ bán lộc xuân độc đáo bởi chỉ tồn tại vài giờ đồng hồ đầu năm mới.
Chợ bán lộc xuân độc đáo bởi chỉ tồn tại vài giờ đồng hồ đầu năm mới.
Chợ bán lộc xuân độc đáo bởi chỉ tồn tại vài giờ đồng hồ đầu năm mới.
"Chợ" bán lộc xuân độc đáo bởi chỉ tồn tại vài giờ đồng hồ đầu năm mới.

Dù lượng người xin chữ khá đông nhưng các ông đồ “cho chữ” với giá cả khá phải chăng so với với ngày thường. Mỗi chữ viết trên giấy điệp, giấy dó cũng chỉ giao động từ 80 đến 150 nghìn đồng.

Tấp nập nhất phải kể đến dịch vụ bán cành lộc. Hàng chục loại cành lộc từ sung, táo, đa, hồng trà… đến các loại cây không mấy ai biết tên chỉ cần xanh non. Các loại lá lộc được bày chất thành đống hay được treo kín hàng dãy phố. Giá cả của mỗi cành lộc cũng được định rất… cảm hứng tùy theo ý tứ của người mua mà người bán phát giá.

Hồng trà thường có giá 30 đến 50 nghìn đồng, táo, sung có giá từ 40 đến 50 nghìn đồng, một cạp mía tím có giá 80 nghìn đồng không mặc cả… Những người bán hàng tràn cả xuống lòng đường chào mới tạo ra một không khí náo nhiệt những vô cùng đặc biệt vì mỗi năm cảnh tượng bán lộc chỉ kéo dài ít giờ đồng hồ sau thời khắc giao thừa.

Anh Thế