1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Những công trình tạo đột phá trong chặng đường 70 năm phát triển

(Dân trí) - Đó là những công trình trọng điểm quốc gia, những dự án “nhiều nghìn tỷ”, những quyết định khó khăn của cả dân tộc, những “kỳ tích” gần như… không tưởng giữa cơn bĩ cực, những biểu tượng mới đầy tự hào của đất nước. 70 năm phát triển đất nước in dấu trên những cây cầu, nhà máy…

Những công trình tạo đột phá trong chặng đường 70 năm phát triển - 1

Quốc lộ 1A thực sự là công trình "đi trước mở đường" cho sự phát triển kinh tế đất nước (ảnh: Sỹ Minh).

Quốc lộ 1A: công trình giao thông quan trọng số 1, thông suốt chiều dài đất nước, từ cửa khẩu Hữu Nghị quan trên biên giới Việt – Trung (tỉnh Lạng Sơn) tới mũi Cà Mau dài 2.300km, đi qua 31 tỉnh thành, được xây dựng và phát triển song hành với quá trình phát triển kinh tế đất nước. Trong suốt lịch sử của mình, Quốc lộ 1A là yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của phân nửa số tỉnh thành trên cả nước, cũng là huyết mạch của nền kinh tế đất nước. Dự án mở rộng Quốc lộ 1A sắp về đích sẽ nâng tầm ý nghĩa của tuyến giao thông trọng yếu nhất của cả nước này.

duong-sat-bac-nam-1441040518587

(Ảnh: Đường sắt Việt Nam).

Đường sắt Bắc –Nam: được bắt đầu khôi phục ở miền Bắc từ những năm 1960 và nối thông toàn tuyến Bắc – Nam (1.700km) vào năm 1976. Đó chính là quãng thời gian khó khăn và khốc liệt nhất của công cuộc thống nhất đất nước. Sau ngày thống nhất, trong 14 tháng, tuyến đường đã đấu nối được 2 đầu đất nước, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc khôi phục, phát triển kinh tế sau chiến tranh.

cau-thang-long-manh-thang-1441040390520
Cầu Thăng Long là một công trình kỳ tích xây dựng trong giai đoạn đất nước đặt biệt khó khăn (ảnh: Hữu Nghị).

Cầu Thăng Long: được khởi công xây dựng vào năm 1973, hoàn thành vào đầu những năm 1980, với sự giúp đỡ về kỹ thuật và công nghệ của Trung Quốc và Liên Xô. Công trình được thực hiện trong giai đoạn nền kinh tế đất nước vô cùng khó khăn, kiệt quệ trước khi đổi mới, là một kỳ tích lúc bấy giờ.

Với cầu Thăng Long, thủ đô Hà Nội được mở rộng về phía Tây, Tây Bắc, vươn lên tới núi Sơn Tây, Ba Vì, sang tới vùng gò đồi Mê Linh, Vĩnh Phúc, hướng đến trục Nội Bài. Từ tuyến phát triển này, thủ đô phát triển mạnh mẽ, gắn với trục đường vành đai III. Một loạt các quận mới như Cầu Giấy, Tây Hồ, Từ Liêm (nay là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm) hình thành với những khu đô thị sầm uất nhất hiện nay.

Liền sau đó, suốt giai đoạn khó khăn nhất, cho đến năm 1986, Hà Nội có thêm cầu Chương Dương – một kỳ tích khác về tinh thần tự lực cánh sinh của người Việt.

Thời kỳ hiện đại, Hà Nội có thêm cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, cầu Nhật Tân nối 2 bờ sông Hồng, mở rộng hướng phát triển vượt khỏi giới hạn một “thành phố trong sông”.

cau-nhat-tan-huu-nghi-1441040390413

Cầu Nhật Tân là biểu tượng mới của Thủ đô Hà Nội (ảnh: Hữu Nghị).

Cầu Nhật Tân có tổng chiều dài 8,3 km, là cầu dây văng liên tục nhiều nhịp với 5 trụ tháp được thiết kế và xây dựng để trở thành một biểu tượng mới của Thủ đô (5 nhịp tháp tượng trưng cho 5 cửa ô của Hà Nội). Cầu Nhật Tân giúp san tải đáng kể cho cầu Thăng Long, đường vành đai III, rút ngắn khoảng cách từ trung tâm Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài, không chỉ có ý nghĩa lớn về kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị, xã hội quan trọng.

Những công trình tạo đột phá trong chặng đường 70 năm phát triển - 5

Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình được coi là tổ hợp công trình đa năng lớn nhất tại thủ đô Hà Nội, cũng thuộc vào loại lớn và hiện đại trong khu vực Đông Nam Á được xây dựng từ năm 2004 để đón sự kiện đầu tiên diễn ra ở đây là Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 12/2006 - sự kiện quốc tế lớn nhất Việt Nam từng đăng cai.

Gần đây, Hà Nội cũng có thêm Nhà Quốc hội – công trình trụ sở cơ quan nhà nước đầu tiên được thực hiện sau ngày đất nước thống nhất có quy mô, tầm cỡ quốc tế, thể hiện bước phát triển, hiện đại của đất nước.

thuy-dien-hoa-binh-cong-dat-2-1441040390649
Thuỷ điện Hoà Bình từng là nguồn cung cấp điện chủ lực cho nền kinh tế đất nước (ảnh: Hữu Nghị).

Thuỷ điện Hoà Bình: Từng là thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á trước khi có thuỷ điện Sơn La, được xây dựng trong suốt 22 năm (từ năm 1979 đến 1994) với tổng giá trị đầu tư 1,9 triệu tỷ đồng. Đây là nguồn cung cấp điện chủ lực cho toàn bộ hệ thống điện Việt Nam (sản lượng 8,1 tỷ kwh/năm).

duong-day-1-1441041745614

Cùng với thuỷ điện Hoà Bình, đường dây 500KV Bắc – Nam đã hình thành lên mạng lưới điện quốc gia, là huyết mạch năng lượng của nền kinh tế đất nước.

thuy-dien-son-la-duc-tam-ttxvn-1441040390788
Thuỷ điện Sơn La hiện là đập thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á (ảnh: Hữu Nghị).

Thuỷ điện Sơn La hoàn thành vào tháng 12/2012 sau 7 năm xây dựng, là thuỷ điện của những kỷ lục như kỷ lục về công suất (10,2 tỷ kwh/năm), có hồ chứa nước rộng nhất (gần 44.000 km2, trên địa phận 3 tỉnh, dung tích chứa 9,2 tỷ m3 nước), tiến độ thi công nhanh nhất, lực lượng lao động đông nhất (thường xuyên duy trì 12.000 lao động trên công trường)…  Hiện đập thuỷ điện Sơn La là đập thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á, cung cấp 1/10 tổng lượng điện năng cho nền kinh tế đất nước.

Những công trình tạo đột phá trong chặng đường 70 năm phát triển - 9

Nhà giàn đầu tiên hoàn thành năm 1989 có cấu trúc phao nổi rất đơn giản. Nay, các nhà giàn xây dựng trên hệ thống cột vững chắc khoan sâu xuống đáy biển, có sân đỗ trực thăng... (ảnh: Thế Kha).

Nhà giàn DK1: Hệ thống nhà giàn DK1 được nghiên cứu, lập chủ trương xây dựng sau trận hải chiến Trường Sa năm 1988, hoàn thành chiếc đầu tiên năm 1989 ở bãi đá ngầm Phúc Tần. Với 7 cụm nhà giàn được hoàn thành tiếp sau đó, DK1 trở thành hệ thống nhà giàn ở vòng ngoài cùng trên thềm lục địa Việt Nam để phục vụ hoạt động khai thác dầu khí, như những cột mốc đánh dấu chủ quyền lãnh hải Việt Nam. Hiện tổng cộng có 15 nhà giàn đang sử dụng, trong đó có 8 nhà giàn có bãi đỗ trực thăng trên nóc, 4 nhà giàn có hải đăng.

ham-hai-van-2-1441042994500
ham-hai-van-1-1441042994466
Hải Vân hiện là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á (ảnh: Đại Dương).

Hầm Hải Vân là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, nối liền Đà Nẵng – Huế. Dự án Hầm Hải Vân khởi công năm 2000, hoàn thành năm 2005 với tổng chi phí hơn 250 triệu USD.

Việc đưa vào sử dụng hầm Hải Vân đã giúp nâng cao điều kiện giao thông khi các xe không phải vượt đèo Hải Vân trong gần cả tiếng đồng hồ. Bên cạnh đó đã hạn chế được rất lớn các tai nạn hay xảy ra trên cung đèo này, tránh được nhiều vụ kẹt xe trên đèo, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội... Theo thống kê, bình quân mỗi ngày đêm có khoảng 6.500 lượt xe lưu thông qua hầm Hải Vân.

Những công trình tạo đột phá trong chặng đường 70 năm phát triển - 12

Nhà máy lọc dầu Dung Quất đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách (ảnh: Hồng Long).

Nhà máy lọc dầu Dung Quất: là công trình trọng điểm quốc gia được khánh thành vào tháng 1/2011 tại Khu kinh tế Dung Quất (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), công suất hoạt động 6,5 triệu tấn dầu thô mỗi năm, tổng vốn đầu tư 3 tỷ USD. Từ khi đi vào hoạt động, nhà máy vận hành ổn định 100% công suất, góp phần tạo công ăn việc làm, thu hút đầu tư, tiên phong hình thành ngành công nghiệp ở Quảng Ngãi và đóng góp đáng kể vào nguồn ngân sách.

ct1-1440948391835

 

Những công trình tạo đột phá trong chặng đường 70 năm phát triển - 14

Hầm sông Sài Gòn (trước đây là hầm Thủ Thiêm)

Hầm sông Sài Gòn: Hầm sông Sài Gòn (trước đây là hầm Thủ Thiêm) là công trình ngầm vượt sông đầu tiên ở Việt Nam thuộc dự án đại lộ Đông Tây. Công trình này được xem là có quy mô hiện đại nhất Đông Nam Á, với chiều dài 1,49 km, cao 9m. Mặt cắt ngang hầm rộng 33m bao gồm hai hướng lưu thông xe với 3 làn xe mỗi bên. Tốc độ thiết kế là 60 km./h

ct4-1440949844336
Đường cao tốc HLD là tuyến đường bộ cao tốc nằm trong tuyến đường bộ cao tốc phía Đông thuộc quy hoạch mạng lưới đường cao tốc Việt Nam từ TPHCM nối quốc lộ 51, sân bay quốc tế Long Thành và quốc lộ 1A.

Cùng với hầm Thủ Thiêm, đầu tàu kinh tế lớn nhất cả nước - TPHCM còn được hình thành trên nền tảng hạ tầng giao thông, kết nối rất tốt với khu vực kinh tế trọng điểm phía na. Trong ảnh là cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây (HLD).

Những công trình tạo đột phá trong chặng đường 70 năm phát triển - 16

Cầu Mỹ Thuận đã phát huy hiệu quả kinh tế rõ rệt đối với ĐBSCL từ sau khi đưa vào khai thác, sử dụng.

Cầu Mỹ Thuận là cây cầu dây văng đầu tiền của Việt Nam nối đôi bờ sông Tiền (Tiền Giang và Vĩnh Long). Công trình hoàn thành vào tháng 5/2000 có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển giao thông, kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Đồng bằng công Cửu Long.

Năm 2010, cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu, nối thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long hoàn thành, là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất tại khu vực Đông Nam Á. Quá trình thi công cầu đã xảy ra sự cố sập nhịp cầu dẫn năm 2007. Công trình chậm tiến độ 1 năm nhưng từ khi đưa vào sử dụng năm 2010 đến nay đã phát huy hiệu quả về kinh tế - xã hội rất rõ nét, là động lực phát triển cho không chỉ Cần Thơ mà còn của các tỉnh miền Tây. Thu hút đầu tư, thương mại dịch vụ, du lịch, xuất nhập khẩu toàn vùng tăng lên theo từng năm.

Trong khu vực ĐBSCL, mới đây nhất, cầu Cổ Chiên, 1 trong 4 dự án giao thông trọng điểm của toàn vùng cũng chính thức khai thác, có ý nghĩa hết sức quan trọng về an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế đối với các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông cửu long như: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau…

tri-an-1441042486103
Nhà máy thuỷ điện Trị An (ảnh: Công Thành).

Thuỷ điện Trị An: Công trình "để đời" của tình hữu nghị Việt - Xô tại miền Nam đất nước.

Sau 7 năm 8 tháng 10 ngày thi công, 4 tổ máy của của nhà máy này đã hoà vào điện lưới quốc gia ngày 31 tháng 10 năm 1989. Công trình thuỷ điện Trị An có công năng sản xuất và cung cấp nguồn điện cho khu vực miền Nam, đồng thời “kiêm nhiệm” chức năng  nguồn thủy nông cho vùng miền Đông Nam Bộ, trong đó gồm các khu vực trọng yếu, như: Khu vực tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và một phần của TP.HCM.

Nhóm PV Xã hội

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm