1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Những con đường góp phần hạn chế hủy hoại môi trường

(Dân trí) - Xây dựng đường giao thông khắp các ngõ ngách từ nông thôn tới thành thị theo thói quen vô hình đang là một trong những nguyên nhân gây hủy hoại nghiêm trọng môi trường sinh thái.

Tác động dễ thấy nhất là bụi và tiếng ồn từ quá trình vận chuyển đất đào nền móng đổ đi rồi lại chuyển đá tới công trường thi công. Ngay cả sự trong lành của đồng quê trước kia giờ đây cũng bị “hao tổn” khá nhiều trước việc xây dựng những con đường giao thông nông thôn.
 
Những con đường góp phần hạn chế hủy hoại môi trường

 

Theo báo cáo của Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Giao thông Vận tải, hiện nay đa số các con đường giao thông ở nông thôn sử dụng các vật liệu xây dựng truyền thống như: cấp phối đá dăm, nhựa và bê tông xi măng với tỉ lệ đường cấp phối đá dăm chiếm 32,34%, đường nhựa chiếm 14,31% và đường bê tông xi măng chiếm 14,6%.

 

Ngay cả đường nhựa và đường bê tông xi măng cũng cần sử dụng lớp cấp phối đá dăm phía dưới làm nền nóng nên việc làm đường tốn rất nhiều công sức vận chuyển đá từ mỏ tới công trường, gây tốn kém thời gian, chi phí và quan trọng là ảnh hưởng lớn tới môi trường tại không chỉ địa bàn công trình.

 

Việc khai thác đá phục vụ cho xây dựng công trình đang tạo ra sự hủy hoại cảnh quan và môi trường nhiều tỉnh thành. Mỏ khai thác đá xây dựng xuất hiện ở bất kỳ nơi nào có núi. Ngay cả núi non trong những khu du lịch và di tích cũng không tránh khỏi sự tấn công của của các đơn vị khai thác.
 
Những con đường góp phần hạn chế hủy hoại môi trường

 

Một điển hình gần đây là Phú Quốc. Vùng đảo nổi tiếng với 99 ngọn núi đã không còn giữ được con số đẹp ấy bởi ngọn số 37 bị bức tử bởi thuốc nổ và phương tiện khai thác. Những núi đá nằm trong Khu bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha Kẻ Bàng cũng đang bị khoét nham nhở ngày đêm với những tiếng nổ mìn náo động cả vùng. Vùng núi đẹp gọi là Thất Sơn với 7 ngọn ở An Giang cũng bị băm nát bởi các công trường khai thác đá.

 

Hạn chế sử dụng đá dăm trong các công trình đường giao thông sẽ hạn chế nhu cầu đá, góp phần giữ gìn cảnh quan môi trường cho đất nước. Một trong những công trình như thế là trên 20 km đường giao thông nông thôn tại các huyện Khoái Châu, Kim Động, Tiên Lữ và Phù Cừ thuộc Hưng Yên. Công trình này sử dụng vật liệu HRB, một vật liệu kết dính thủy hóa đường như xi măng và vôi nhưng có những tính chất hóa học đặc biệt cho phép HRB kết dính trực tiếp với đất tạo ra nền móng bền vững.

 

Thay vì dùng đá dăm nổ từ các mỏ và nghiền nhỏ, HRB sử dụng trộn trực tiếp với đất thải ngay tại công trình sẽ tạo ra một nền móng vững chắc cho các con đường nhựa hay bê tông xi măng. Với các đường giao thông nông thôn, giải pháp này có thể thay thế luôn đường nhựa hay bê tông xi măng mà vẫn đảm bảo tạo ra cường độ chịu tải trọng hợp lý.

 

“Việc sử dụng HRB gia cố đất góp phần giảm thiểu tác động đến môi trường do tận dụng được các nguồn vật liệu địa phương (đất, cát), hạn chế tối đa hoạt động của các phương tiện vận tải trên công trường như vận chuyển đá dăm hay vận chuyển đất đổ đi.” Ông Nguyễn Từ, phòng Kỹ thuật Công nghệ Môi trường, Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam cho biết.

 

“Một ưu điểm khác của công nghệ này là kinh phí làm đường chỉ bằng 50% đến 75% so với sử dụng các loại vật liệu khác như bê tông xi măng, đá dăm cấp phối hay đá dăm láng nhựa. Đồng thời, HBR vẫn đảm bảo tính ổn định về kết cấu qua thời gian khai thác.” Đại diện công ty TNHH Phú Thiện Phát, đơn vị sản xuất và phân phối HRB tại Việt Nam cho biết.
 
Những con đường góp phần hạn chế hủy hoại môi trường

 

Hiện tại, không chỉ Hưng Yên mà hàng chục công trình sử dụng HRB đã hoàn thành ở Việt Nam như ở Thanh Hà - Hải Dương; Sơn Tây - Hà Nội; Con Cuông - Nghệ An; Giao Thủy - Nam Định; Nà Khoa - Điện Biên; Trảng Bom - Đồng Nai, Mường Hung - Sông Mã, Sơn La.

 

“Năm 2009, Bộ Giao thông vận tải đã ra quyết định cho phép sử dụng HRB để gia cố đất làm lớp móng dưới mặt đường cao cấp A1 và A1, móng trên mặt đường cấp cao A2 hoặc lớp mặt đường cấp thấp B1, B2. Những con đường HBR sẽ là những con đường tiết kiệm chi phí và quan trọng là phát triển bền vững và bảo vệ môi trường”, ông Nguyễn Từ cho biết thêm.

 

Bình Minh