1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Những "bóng hồng" mưu sinh bằng nghề không dành cho nữ giới

(Dân trí) - Những người phụ nữ ở quê lên Sài Gòn làm nghề bốc vác phân đạm để nuôi gia đình. Mỗi ngày, họ cõng trên lưng gần 20 tấn hàng để kiếm vài trăm nghìn.

Trên bờ kênh Tẻ, quận 7, TPHCM, hàng chục lao động dò từng bước chân trên tấm ván nhỏ để cõng bao phân nặng nửa tạ đưa lên thuyền neo gần bờ. Trong số những người ấy, ngoài những người đàn ông mạnh khỏe thì còn có những người phụ nữ chân yếu tay mềm.

Mỗi người một hoàn cảnh, có người ở quê lên Sài Gòn, cũng có người đã sống ở thành phố này từ bé. Người ít thì đã có 10 năm cõng hàng, những người "thâm niên" cũng đã 30 năm gắn bó với nghề nặng nhọc.

Bà Nhiễu (60 tuổi, ngụ quận 8) đã bốc vác hơn 30 năm nay. Bà tâm sự: "Hồi bé gia đình tôi đông anh em, lại khó khăn nên phải nghỉ học sớm để đi bốc vác phụ ba mẹ nuôi các em. Lâu dần, gắn bó với nghề này tới nay".

Ngoài bà Nhiễu, còn có chị Hà, chị Thúy cũng là những người đã bốc vác được 20 năm.

Chị Hà (48 tuổi) quê ở miền Tây, cùng chồng và các con lên Sài Gòn thuê nhà trọ. Ngày ngày, hai vợ chồng chị chở nhau cùng đi bốc vác. Chị Thúy thì gia đình khó khăn hơn cả. Chồng ốm đau, con còn nhỏ dại nên một mình chị phải lam lũ kiếm tiền mua thuốc cho chồng, lo cho các con không phải đói mỗi ngày.


Vì cuộc sống gia đình, gánh lo cơm áo gạo tiền mà những phụ nữ chân yếu tay mềm chấp nhận kiếm tiền bằng công việc cõng phân đạm trên kênh Tẻ, quận 7, TPHCM.

Vì cuộc sống gia đình, gánh lo "cơm áo gạo tiền" mà những phụ nữ chân yếu tay mềm chấp nhận kiếm tiền bằng công việc cõng phân đạm trên kênh Tẻ, quận 7, TPHCM.

Mỗi người một hoàn cảnh, có người ở quê lên Sài Gòn, cũng có người đã sống ở thành phố này từ bé. Người ít thì đã có 10 năm cõng hàng, những người thâm niên cũng đã 30 năm gắn bó với nghề nặng nhọc.
Mỗi người một hoàn cảnh, có người ở quê lên Sài Gòn, cũng có người đã sống ở thành phố này từ bé. Người ít thì đã có 10 năm cõng hàng, những người "thâm niên" cũng đã 30 năm gắn bó với nghề nặng nhọc.
Bà Nhiễu (60 tuổi, ngụ quận 8) đã bốc vác hơn 30 năm nay. Bà tâm sự: Hồi bé gia đình tôi đông anh em, lại khó khăn nên phải nghỉ học sớm để đi bốc vác phụ ba mẹ nuôi các em. Lâu dần, gắn bó với nghề này tới nay.
Bà Nhiễu (60 tuổi, ngụ quận 8) đã bốc vác hơn 30 năm nay. Bà tâm sự: "Hồi bé gia đình tôi đông anh em, lại khó khăn nên phải nghỉ học sớm để đi bốc vác phụ ba mẹ nuôi các em. Lâu dần, gắn bó với nghề này tới nay".
Mỗi ngày, chị Thúy (49 tuổi) phải cõng trên lưng mình gần 20 tấn phân đạm từ xe tải lên thuyền. Chồng đau ốm, các con còn nhỏ dại nên một mình chị phải gánh vác việc kiếm tiền nuôi gia đình.
Mỗi ngày, chị Thúy (49 tuổi) phải cõng trên lưng mình gần 20 tấn phân đạm từ xe tải lên thuyền. Chồng đau ốm, các con còn nhỏ dại nên một mình chị phải gánh vác việc kiếm tiền nuôi gia đình.
Nghèo khó, lại không có trình độ nên những phụ nữ chọn công việc bốc vác nặng nhọc vì đơn giản, chỉ cần bỏ sức ra là kiếm được tiền.
Nghèo khó, lại không có trình độ nên những phụ nữ chọn công việc bốc vác nặng nhọc vì đơn giản, chỉ cần bỏ sức ra là kiếm được tiền.
Cõng hàng chục tấn hàng mỗi ngày, nhưng thu nhập cũng chỉ được khoảng 150.000 đồng/ngày. Những ngày không có hàng, đồng nghĩa không có tiền. Công việc bốc vác cũng bấp bênh như chính cuộc sống của họ.
Cõng hàng chục tấn hàng mỗi ngày, nhưng thu nhập cũng chỉ được khoảng 150.000 đồng/ngày. Những ngày không có hàng, đồng nghĩa không có tiền. Công việc bốc vác cũng bấp bênh như chính cuộc sống của họ.
Nặng nhọc là vậy, thế mà người nào cũng mong được nặng nhọc cả ngày để có thêm ít tiền. Họ hay nói đùa với nhau, nghề này thấy người ướt đẫm mồ hôi thì mừng, còn ráo mồ hôi xem như gia đình hôm ấy nhịn đói.
Nặng nhọc là vậy, thế mà người nào cũng mong được nặng nhọc cả ngày để có thêm ít tiền. Họ hay nói đùa với nhau, nghề này thấy người ướt đẫm mồ hôi thì mừng, còn ráo mồ hôi xem như gia đình hôm ấy nhịn đói.
Công việc không duy trì thường xuyên, chủ gọi giờ nào thì bốc giờ đó. Những phụ nữ này cũng không có bảo hiểm, chỉ dùng sức để đổi lấy tiền đến khi nào không còn bốc vác được nữa thì phải kiếm công việc khác.
Công việc không duy trì thường xuyên, chủ gọi giờ nào thì bốc giờ đó. Những phụ nữ này cũng không có bảo hiểm, chỉ dùng sức để đổi lấy tiền đến khi nào không còn bốc vác được nữa thì phải kiếm công việc khác.
Cõng trên mình bao phân 50 kg, vượt qua những tấm ván nhỏ chỉ vừa đủ bàn chân nên khá nguy hiểm. Nhiều người lúc đầu làm chưa quen, cứ đi một quãng lại té nhào xuống dòng kênh.
Cõng trên mình bao phân 50 kg, vượt qua những tấm ván nhỏ chỉ vừa đủ bàn chân nên khá nguy hiểm. Nhiều người lúc đầu làm chưa quen, cứ đi một quãng lại té nhào xuống dòng kênh.
Ngày đổ mồ hôi, tối về cơ thể lại đau nhức nhưng họ vẫn phải gắng duy trì công việc. Chị Hà (48 tuổi) cùng chồng từ quê lên Sài Gòn thuê nhà trọ rồi đi bốc vác nuôi con ăn học. Chị Tâm sự: Hai vợ chồng bốc vác cũng gần 20 năm nay. Những ngày đầu đi làm khắp người đau nhức không chịu nổi. Lâu dần thành quen cũng đỡ nhiều hơn. Chờ mấy đứa con ổn định là hai vợ chồng nghỉ đi tìm công việc khác làm, chứ luống tuổi rồi.
Ngày đổ mồ hôi, tối về cơ thể lại đau nhức nhưng họ vẫn phải gắng duy trì công việc. Chị Hà (48 tuổi) cùng chồng từ quê lên Sài Gòn thuê nhà trọ rồi đi bốc vác nuôi con ăn học. Chị Tâm sự: "Hai vợ chồng bốc vác cũng gần 20 năm nay. Những ngày đầu đi làm khắp người đau nhức không chịu nổi. Lâu dần thành quen cũng đỡ nhiều hơn. Chờ mấy đứa con ổn định là hai vợ chồng nghỉ đi tìm công việc khác làm, chứ luống tuổi rồi".
Tranh thủ lúc hết hàng, bà Nhiễu xin của một gia đình gần bến đò ly trà đá uống cho đỡ khát. Ở cái tuổi của bà, nhiều người đã dành thời gian nghỉ ngơi, vui chơi với con cháu.
Tranh thủ lúc hết hàng, bà Nhiễu xin của một gia đình gần bến đò ly trà đá uống cho đỡ khát. Ở cái tuổi của bà, nhiều người đã dành thời gian nghỉ ngơi, vui chơi với con cháu.
Sau một ngày làm việc vất vả, chị Thúy chải chuốt lại mái tóc rối để về nhà. Mái tóc của chị đã bắt đầu điểm những sợi bạc, nhiều nếp nhăn cũng đã xuất hiện trên gương mặt người phụ nữ nghèo khó.
Sau một ngày làm việc vất vả, chị Thúy chải chuốt lại mái tóc rối để về nhà. Mái tóc của chị đã bắt đầu điểm những sợi bạc, nhiều nếp nhăn cũng đã xuất hiện trên gương mặt người phụ nữ nghèo khó.

Nguyễn Quang