1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Nhiều cơ quan nhà nước thường tìm cách "né" báo chí

(Dân trí) - Đó là thông tin được đưa ra tại khóa học “Những vấn đề pháp lý liên quan đến cung cấp thông tin cho báo chí” do Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng kỹ nghiệp vụ báo chí đã tổ chức tại Đà Nẵng, ngày 4/12.

Theo ông Đỗ Quý Doãn, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng kỹ nghiệp vụ báo chí, nhiều cơ quan hành chính nhà nước tìm cách né tránh báo chí, lúc báo chí tiếp cận thì đùn đẩy, nhiều nơi còn vòng vo. Vì thế báo chí tiếp cận với các nguồn thông tin vô cùng khó khăn. Ở những cơ quan hành chính nhà nước, công việc tổ chức cung cấp thông tin cho báo chí không thường xuyên, đầy đủ, nên những thông tin chính thống bị hạn chế.

 Ông Đỗ Quý Doãn phát biểu tại khóa học
 Ông Đỗ Quý Doãn phát biểu tại khóa học

“Trong luật có điều cơ quan báo chí có quyền yêu cầu các tổ chức cá nhân thông tin về những việc mà báo chí nêu. Nhưng thực chất, theo số liệu mới nhất chỉ 25% các cơ quan, tổ chức thực hiện việc trả lời báo chí. Mà 25% đó không phải nói một cách đầy đủ tất cả những vấn đề mà báo chí nêu. Nhu cầu xã hội thông tin phát triển như vậy mà việc thực hiện trả lời báo chí như thế thì đây là một điều làm cho chúng ta hết sức quan tâm”, ông Doãn nói.

Cũng theo ông Doãn, vấn đề phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí là một việc được đặt ra cũng là một cái nét hết sức cơ bản, quan trọng hay còn gọi là văn minh trong thời đại thông tin. Bởi vì trong thời đại hiện nay, khi các phương tiện truyền thông đại chúng phát triển một cách "kinh khủng" thì các phương tiện thông tin truyền thống không còn độc quyền như trước. Nếu một vấn đề xảy ra, tất cả các cơ quan báo chí không nói, mạng xã hội sẽ nói và nói theo cách của họ. Và khi đó sẽ ảnh hưởng đến mặt định hình dư luận, định hướng nhận thức.

Các nhà báo, phóng viên của các báo đài trung ương và địa phương tham dự khóa học
Các nhà báo, phóng viên của các báo đài trung ương và địa phương tham dự khóa học

Một đất nướccó 485 cơ quan báo chí với 1.050 ấn phẩm báo chí, 67 đài phát thanh truyền hình trung ương và địa phương, 650 đài huyện và hàng ngàn đài truyền thanh cơ sở, một đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên được cấp thẻ từ trung ương đến cơ sở đều do Đảng và Nhà nước quản lý, vậy mà có những lúc thông tin trong xã hội chúng ta không định hướng được dư luận. Vì sao? Một phần do phát ngôn và cung cấp thông tin không kịp thời, không chủ động, dẫn đến tất cả các phương tiện thông tin khác đưa trước, định hình trước, hướng dư luận trước, sau đó báo chí cmới nói lại, khi đó không còn ý nghĩa nữa.

“Chính vì vậy trong quá trình thực hiện, vấn đề đặt ra làm thế nào để báo chí tiếp cận thông tin nhanh nhất, chính xác nhất và người hưởng thụ là công chúng chứ không phải ai khác”, ông Doãn nhấn mạnh.

Khánh Hồng