1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhà máy 12.000 tỷ, hoạt động 4 năm lỗ... 2.000 tỷ

(Dân trí) - Được đầu tư xây dựng với tổng số vốn 667 triệu USD, sau 4 năm hoạt động Nhà máy Đạm Ninh Bình lỗ hơn 2.000 tỷ đồng. Một tháng qua nhà máy phải đóng cửa vì làm ăn thua lỗ, dây chuyền sản xuất hỏng hóc. Hiện 400/1.000 công nhân của nhà máy phải tạm nghỉ việc chưa biết khi nào mới đi làm trở lại.


Nhà máy Đạm Ninh Bình thuộc Cty TNHH MTV Đạm Ninh Bình - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đóng tại KCN Khánh Phú (Ninh Bình). Được đầu tư xây dựng với số vốn hơn 12.000 tỷ đồng, dây chuyền sản xuất của nhà máy do Trung Quốc lắp đặt. Đi vào hoạt động từ năm 2012, quy mô công suất ước đạt 560.000 tấn/năm.

Nhà máy Đạm Ninh Bình thuộc Cty TNHH MTV Đạm Ninh Bình - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đóng tại KCN Khánh Phú (Ninh Bình). Được đầu tư xây dựng với số vốn hơn 12.000 tỷ đồng, dây chuyền sản xuất của nhà máy do Trung Quốc lắp đặt. Đi vào hoạt động từ năm 2012, quy mô công suất ước đạt 560.000 tấn/năm.


Sau hơn 4 năm hoạt động, chưa năm nào nhà máy làm ăn có lãi. Hiện nhà máy đang lỗ tổng số tiền trên 2.000 tỷ đồng. Năm đầu tiên hoạt động lỗ 75 tỷ, năm thứ 2 lỗ nhiều nhất trên 759 tỷ đồng (2013), năm thứ 3 lỗ trên 500 tỷ đồng, năm thứ 4 lỗ 370 tỷ đồng. Hơn 1 tháng qua nhà máy phải đóng cửa do không bán được sản phẩm, dây chuyền sản xuất hỏng hóc...

Sau hơn 4 năm hoạt động, chưa năm nào nhà máy làm ăn có lãi. Hiện nhà máy đang lỗ tổng số tiền trên 2.000 tỷ đồng. Năm đầu tiên hoạt động lỗ 75 tỷ, năm thứ 2 lỗ nhiều nhất trên 759 tỷ đồng (2013), năm thứ 3 lỗ trên 500 tỷ đồng, năm thứ 4 lỗ 370 tỷ đồng. Hơn 1 tháng qua nhà máy phải đóng cửa do không bán được sản phẩm, dây chuyền sản xuất hỏng hóc...

Do mặt bằng thấp nên nhà máy Đạm Ninh Bình luôn trong tình trạng ngập úng. Có tháng nhà máy phải trả số tiền gần 2 tỷ đồng cho việc xử lý nước úng và nước thải. Hiện có khoảng 400/1.000 công nhân của nhà máy phải tạm nghỉ việc và nhận mức lương tối thiểu 3,1 triệu đồng/người/tháng. Nhiều công nhân lo lắng, không biết đến bao giờ mới có thể quay trở lại làm việc.
Do mặt bằng thấp nên nhà máy Đạm Ninh Bình luôn trong tình trạng ngập úng. Có tháng nhà máy phải trả số tiền gần 2 tỷ đồng cho việc xử lý nước úng và nước thải. Hiện có khoảng 400/1.000 công nhân của nhà máy phải tạm nghỉ việc và nhận mức lương tối thiểu 3,1 triệu đồng/người/tháng. Nhiều công nhân lo lắng, không biết đến bao giờ mới có thể quay trở lại làm việc.


Trái ngược với dây chuyền sản xuất hiện đại, đầu tư hàng nghìn tỷ đồng là cảnh đìu hiu của nhà máy Đạm Ninh Bình trong thời gian qua. Sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, hiện nhà máy vẫn còn tồn kho trên 50.000 tấn phân bón, ước tính số tiền khoảng 300.000 tỷ đồng. Theo tính toán của nhà máy khi đi vào hoạt động sẽ phải chịu lỗ trong 3 năm đầu nhưng đến năm thứ 4 vẫn làm thua lỗ, vượt dự tính.

Trái ngược với dây chuyền sản xuất hiện đại, đầu tư hàng nghìn tỷ đồng là cảnh đìu hiu của nhà máy Đạm Ninh Bình trong thời gian qua. Sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, hiện nhà máy vẫn còn tồn kho trên 50.000 tấn phân bón, ước tính số tiền khoảng 300.000 tỷ đồng. Theo tính toán của nhà máy khi đi vào hoạt động sẽ phải chịu lỗ trong 3 năm đầu nhưng đến năm thứ 4 vẫn làm thua lỗ, vượt dự tính.


Các phân xưởng đóng cửa im lìm, dự kiến cuối tháng 5 này nhà máy sẽ hoạt động trở lại nếu bán được khoảng 1/2 số sản phẩn tồn kho. Tuy nhiên, điều này rất khó vì giá u-rê ngoài thị trường vẫn đang tiếp tục giảm, giá u-rê nhập ngoại thấp hơn rất nhiều so với giá nhà máy bán ra nên không thể cạnh tranh được. Bên cạnh đó, nếu tái sản xuất, mỗi lần khởi động lại hệ thống dây chuyền sản xuất nhà máy này sẽ mất từ 2 - 5 tỷ đồng, chưa kể dừng sản xuất lâu con số này phải lên đến hơn chục tỷ đồng.

Các phân xưởng đóng cửa im lìm, dự kiến cuối tháng 5 này nhà máy sẽ hoạt động trở lại nếu bán được khoảng 1/2 số sản phẩn tồn kho. Tuy nhiên, điều này rất khó vì giá u-rê ngoài thị trường vẫn đang tiếp tục giảm, giá u-rê nhập ngoại thấp hơn rất nhiều so với giá nhà máy bán ra nên không thể cạnh tranh được. Bên cạnh đó, nếu tái sản xuất, mỗi lần khởi động lại hệ thống dây chuyền sản xuất nhà máy này sẽ mất từ 2 - 5 tỷ đồng, chưa kể dừng sản xuất lâu con số này phải lên đến hơn chục tỷ đồng.

Nhà máy ngừng sản xuất, cầu cảng cũng chịu cảnh tương tự, không còn cảnh tàu lớn cập bến ra vào nhộn nhịp để trở nguyên liệu đến, mang sản phẩm đi như trước kia.
Nhà máy ngừng sản xuất, cầu cảng cũng chịu cảnh tương tự, không còn cảnh tàu lớn cập bến ra vào nhộn nhịp để trở nguyên liệu đến, mang sản phẩm đi như trước kia.

Nhiều công nhân, người dân địa phương khi đi qua nhà máy chỉ biết thở dài ngao ngán, làm ăn thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng như vậy, thị trường phân u-rê ế ẩm không biết đến bao giờ nhà máy mới hoạt động được. Ai cũng xót xa cho số tiền hàng nghìn tỷ đồng hiện đang phải bỏ không, trong tình trạng sống dở chết dở.
Nhiều công nhân, người dân địa phương khi đi qua nhà máy chỉ biết thở dài ngao ngán, làm ăn thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng như vậy, thị trường phân u-rê ế ẩm không biết đến bao giờ nhà máy mới hoạt động được. Ai cũng xót xa cho số tiền hàng nghìn tỷ đồng hiện đang phải bỏ không, trong tình trạng "sống dở chết dở".


Các dây chuyền sản xuất, truyền tải luôn trong tình trạng đóng băng, nhiều bộ phận do không hoạt động nên bị hoen rỉ. Số tiền hàng nghìn tỷ đồng đầu tư xây dựng giờ có nguy cơ mất trắng.

Các dây chuyền sản xuất, truyền tải luôn trong tình trạng "đóng băng", nhiều bộ phận do không hoạt động nên bị hoen rỉ. Số tiền hàng nghìn tỷ đồng đầu tư xây dựng giờ có nguy cơ "mất trắng".

Nhiều nhất là hệ thống lò hơi của nhà máy, những chi tiết này được nhập từ Trung Quốc khi lắp đặt không đồng bộ nên việc xảy ra sự cố thường xuyên là khó tránh khỏi.
Nhiều nhất là hệ thống lò hơi của nhà máy, những chi tiết này được nhập từ Trung Quốc khi lắp đặt không đồng bộ nên việc xảy ra sự cố thường xuyên là khó tránh khỏi.

Nước thải của nhà máy Đạm Ninh Bình từng gây chết trâu bò khi không may uống phải. Trước đó, cơ quan chức năng cũng đã kiểm tra xử lý nhà máy này do thải ra môi trường nhiều chất độc vượt mức độ nhiều lần cho phép.
Nước thải của nhà máy Đạm Ninh Bình từng gây chết trâu bò khi không may uống phải. Trước đó, cơ quan chức năng cũng đã kiểm tra xử lý nhà máy này do thải ra môi trường nhiều chất độc vượt mức độ nhiều lần cho phép.

Trong khuôn viên nhà máy Đạm Ninh Bình nguyên vật liệu sản xuất phân tràn ngập, nước ngập úng nhiều nơi. Mỗi khi mưa lớn rất dễ tràn ra bên ngoài gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Trong khuôn viên nhà máy Đạm Ninh Bình nguyên vật liệu sản xuất phân tràn ngập, nước ngập úng nhiều nơi. Mỗi khi mưa lớn rất dễ tràn ra bên ngoài gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Thái Bá