1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Nhà cao tầng “lấn” nhà cổ Đường Lâm

(Dân trí) - Từ ngoài nhìn vào Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) khó nhận biết được đây là một ngôi làng di sản. Những nhà cổ có giá trị và những nhà xây dựng theo kiến trúc cũ thấp lè tè, lọt thỏm giữa những ngôi nhà mới kiên cố sáng sủa.

Quần thể làng cổ Đường Lâm vẫn đang được bảo vệ và quản lý việc xây dựng sửa chữa, để lưu giữ không gian văn hóa truyền thống làng quê Bắc Bộ mà không còn nhiều nơi giữ được. Song quần thể di sản ở đây không phải những hiện vật được lau chùi trưng bày trong bảo tàng, nó vẫn mang hơi ấm của con người, che chở cho nhiều thế hệ sinh sống.

Qua hàng trăm năm, người đông hơn, nhu cầu về tiện nghi sinh hoạt thay đổi đã tạo ra một hiệu ứng dây chuyền sửa chữa xây dựng nhà ở mới, cảnh quan của quần thể di tích làng cổ biến đổi, nảy sinh xung đột giữa lợi ích của người dân và chính sách bảo tồn. Người dân cần có một cuộc sống tốt trong ngôi nhà an toàn tiện nghi, chính sách lại cần nguyên trạng để bảo tồn không gian văn hóa.

Việc xin trả lại danh hiệu di sản của người làng Đường Lâm năm 2013 đã nói lên bài toán khó giải giữa bảo tồn và phát triển di tích.

Làng cổ Đường Lâm sau một năm quy hoạch bảo tồn
Từ ngoài nhìn vào làng Đường Lâm có khá nhiều nhà đang được xây mới cải tạo, không thấy bóng dáng những ngôi nhà cổ.

Làng cổ Đường Lâm sau một năm quy hoạch bảo tồn
Khu vực sân lớn đối diện với đình Mông Phụ là nhiều ngõ nhỏ dẫn vào thôn xóm, đây là một đầu mối giao thông lớn của cả làng.

Theo BQL di tích làng cổ Đường Lâm trong năm 2014 có 40 hộ xây nhà cao tầng mới.
Theo BQL di tích làng cổ Đường Lâm trong năm 2014 có 40 hộ xây nhà cao tầng mới.

Theo BQL di tích làng cổ Đường Lâm trong năm 2014 có 40 hộ xây nhà cao tầng mới.
Khu vực quy hoạch bảo tồn di tích làng cổ Đường Lâm bao gồm 5 thôn: Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Cam Lâm, Đoài Giáp và một phần đồng ruộng thuộc xã Đường Lâm.

Theo BQL di tích làng cổ Đường Lâm trong năm 2014 có 40 hộ xây nhà cao tầng mới.
Theo quy hoạch thì nhà mái tôn, mái bằng, bồn nước inox bị loại bỏ và sẽ phải thay thế bằng phương án khác.

Nhà cũ nhà mới đan xen.
Nhà cũ nhà mới đan xen.

Nhà cũ nhà mới đan xen.
Ngôi nhà cổ 5 gian 2 dĩ của bà Dương Thị Lan đã tồn tại 375 năm. Hiện tại gia đình vẫn sinh sống và đồng thời là điểm du lịch tham quan.

Nhà cũ nhà mới đan xen.
Ngoài giá trị di sản về kiến trúc nhà gỗ thì Đường Lâm cũng còn nổi tiếng với vật liệu xây nhà bằng đá ong lâu đời.

Các ngôi nhà mới xây 2 tầng khang trang trên đường làng.
Các ngôi nhà mới xây 2 tầng khang trang trên đường làng.

Các ngôi nhà mới xây 2 tầng khang trang trên đường làng.
Bảo vệ cảnh quan di sản truyền thống luôn khó khăn bởi nhu cầu cuộc sống của người dân liên tục nảy sinh, trái ngược với sự bảo tồn nguyên trạng.

Cổng làng Đường Lâm bên cây đa hàng trăm năm tuổi.
Cổng làng Đường Lâm bên cây đa hàng trăm năm tuổi.

Đình Mông Phụ được xây dựng trên khu đất cao nhất làng rộng khoảng 1.800 m2 hướng về phía Tây Nam.
Đình Mông Phụ được xây dựng trên khu đất cao nhất làng rộng khoảng 1.800 m2 hướng về phía Tây Nam.

Đình Mông Phụ được xây dựng trên khu đất cao nhất làng rộng khoảng 1.800 m2 hướng về phía Tây Nam.
Cánh đồng trên con đường vào làng Đường Lâm cũng nằm trong không gian di sản được quy hoạch bảo tồn.

Hữu Nghị