1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Đắk Nông

Nhà bị sụt lún bất thường, dân phải ra chòi để ở

(Dân trí) - Sau những trận mưa lớn, hàng loạt căn nhà tại TDP 4, thị trấn Kiến Đức, huyện Đắk Rlấp xảy ra tình trạng sụt lún bất thường, tường nứt từng mảng lớn, nền nhà sụt lún trầm trọng. Người dân nơi đây phải ra chòi ở vì nhà có nguy cơ đổ sập.

Khu vực xảy ra hiện tượng sụt lún
Khu vực xảy ra hiện tượng sụt lún

Cụ thể, hiện tại đã có 7 nhà dân bị ảnh hưởng do đất sụt lún, tổng diện tích nhà bị thiệt hại là 1.184m2 (nhà xây 1.004m2, nhà ván xây lửng 180m2). Những căn nhà trên chᷧ yếu bị sụt lún nền, gãy tường, trong đó có 2 căn nhà bị thiệt hại nặng nề, không thể tiếp tục sinh sống.

Trong số các căn nhà bị ảnh hưởng bởi sụt lún đất thì nhà củš ông Nguyễn Văn Lư bị thiệt hại nặng nhất khiến ông không thể tiếp tục sinh sống mà buộc phải bỏ nhà ra chòi để ở. Hiện tại, những tường trong nhà ông chi chít những đường nét nẻ chạy dọc, ngang. Nhiều mảng tường bị gãy, đổ nhào xuống nền, có vết nứt ųâu tới 1,2m chia cắt ngôi nhà làm hai. Nền lót gạch men bể nát, lún sâu 15cm so với thời điểm mới xây dựng.

Ông Lư bắt đầu phát hiện các vết sụt lún từ năm 2012, nghiêm trọng nhất là vào ngày 31/7 khi trời có mưa lớn, nước đổ về nhiều thì bắt đầu thấy nhà bị lún và nứt nhiều hơn trước, vết nứt sâu và tường vỡ nhiều mảng lớn. Lo sợ nhà bị sập, ông cùng người nhà vội vã di chuyển đồ đạc ra căn chòi ở cách nhà không xa để tạm thời trú ngụ tránh nguy hiểm, “Giờ tôi chỉ biết sống tạm trong căn chòi, chứ nhà xây lên giờ nứt nẻ rất nguy hiểm không sao dám ở, sau này không biết sẽ ra sao nữa”, ông Lư nói.

Ông Lư lo lắng
không biết nhà sẽ sập lúc nào nếu kèo dài tìnhĠtrạng này
Ông Lư lo lắng không biết nhà sẽ sập lúc nào nếu kèo dài tình trạng này

Được biết, căn nhà của ông Lư được xây dựng kiên cố từ năm 2006, tổng chi phí xây dựng trên 300 triệu đồng, ở chưa đầy chục năm thì cả gia đình Ċông không dám ở trong nhà vì sợ.

Cũng bị ảnh hưởng do đất sụt lún, nhà của chị Nguyễn Thị Nhơi cũng nằm trong tình trạng có thể sập bất cứ lúc nào, “Đêm nào năm ở cănĠnhà của mình, tôi cũng lo sợ nhà sập. Tôi rất mong  cơ quan chức năng tìm rõ nguyên nhân để khắc phục, giúp chúng tôi ổn định cuộc sống chứ tình trạng này kéo dài tôi rất lo cho sự an toàn của cả gia đình tôi”, chị Nhơi lo lắng.

Ċ

Theo báo cáo của UBND huyện Đắk R’Lấp, tổng diện tích đất bị sụt lún là 4.000 m2 (chiều dài 400m, bề ngang 10m). Sau sự cố, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai tỉnh Đắk Nông phối hợp với UBND huyện Đắk R’lấp xuống hiện trường tìm hiểu vụ việc.

Nền nhà sụt
lún 15 cm so với ban đầu
Nền nhà sụt Ċlún 15 cm so với ban đầu

Ông Phạm Quang Vượng - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đắc R’Lấp cho rằng, có thể do 1 số hộ khi xây nhà đã đổ đất bùn ŭềm nên khi trời mưa nước chảy trên đồi tà dương xuống vùng bị sụt lún làm đất tơi xốp, gây sụt lún 1 đầu, sau đó nước chảy theo đường nứt, gây sụt lún cả dãy. Và phần sụt lún nằm thấp hơn so với 2 đầu bị sụt lún nên đó cũng có thể là nguyên nhân gây nêŮ tình trạng nêu trên. “Ngay sau vụ việc, UBND huyện đã huy động lực lượng tiến hành đào thoát rãnh nước khỏi vùng sụt lún thì không phát hiện sự cố sụt lún đất nữa”, ông Vượng cho biết thêm.

Sau vụ việc, UBND huyện đã hỗ trợ cho các hộ bị thiệt hại với tổng số tiền 6 triệu đồng để hỗ trợ bà con bước đầu. Đồng thời, huyện đã có văn bản đề nghị ŕBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, xác định nguyên nhân để tìm hướng khắc phục.

Trương Nguyễn