1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Nguồn phóng xạ bị mất là Cs - 137

(Dân trí) - "Đây là cỡ nguồn có gây nguy hiểm. Nếu ôm chiếc hộp vào người khoảng vài ngày sẽ có biểu hiện lâm sàng như ban đỏ. Nếu tiếp xúc lâu ngày tất nhiên sẽ gây hại đến sức khoẻ con người". TS Ngô Đặng Nhân, Cục trưởng Cục kiểm soát an toàn và bức xạ hạt nhân cho biết về <a href=" http://www8.dantri.com.vn/Sukien/2006/8/135350.vip"> phóng xạ bị mất</a> tại Công ty CP Xi măng Sông Đà.

Trong cuộc trao đổi với báo chí hôm qua, 15/8, ông Nhân nhận xét, không chỉ riêng đơn vị này mà ý thức giữ gìn và bảo đảm an ninh đối với các thiết bị phóng xạ của nhiều cơ sở có sử dụng phóng xạ còn quá kém.

Thưa tiến sĩ, sự việc xảy ra ở Công ty CP Xi măng Sông Đà là sau khi có chỉ thị tăng cường quản lí nguồn phóng xạ. Công ty này có được gửi công văn quán triệt việc tăng cường quản lý nguồn phóng xạ?

Đơn vị này có biết các văn bản quán triệt việc tăng cường quản lý nguồn phóng xạ. Họ cũng đang đề nghị được chính thức cấp phép sử dụng nguồn phóng xạ và đang trong thời kỳ thẩm định để được cấp phép thì xảy ra sự việc.

Xin ông cho biết, cách giải quyết với nguồn phóng xạ bị mất ở Công ty CP Xi măng Sông Đà - Hoà Bình?

Hiện nay, chúng tôi vẫn tiếp tục sàng lọc thông tin để tìm dấu vết của hộp phóng xạ đó. Tuy nhiên việc tìm kiếm này cần sự phối hợp chặt chẽ của nhà máy và công an địa phương bởi chúng tôi không có nghiệp vụ điều tra mà chỉ có thể hỗ trợ về phương tiện kỹ thuật thiết bị máy móc.

Với các thiết bị tìm kiếm hiện nay, hy vọng tìm lại chiếc hộp có lớn?

Thiết bị tìm kiếm của chúng tôi là máy dò tân tiến so với thế giới. Tuy nhiên các thiết bị này cũng chỉ phát huy hiệu được hiệu quả trong một phạm vi nhất định. Với hộp nguồn phóng xạ đã mất thiết bị chỉ có định vị ở phạm vi 3-5m.

Nguồn phóng xạ đó nguy hiểm thế nào nếu bị rò rỉ?

Nguồn phóng xạ bị mất là nguồn Cs - 137 có hoạt độ khoảng 10mCi. Đây là cỡ nguồn có gây nguy hiểm. Khi bị mất nó vẫn là nguồn phóng xạ kín, được bao bọc trong một vỏ bọc kim loại chống ăn mòn, chống va đập, nằm trong một container chì nên chất phóng xạ không thất thoát ra ngoài được.

Mức độ báo động sẽ thế nào nếu không tìm thấy nguồn thưa ông?

Đó là câu hỏi rất khó vì nguồn phóng xạ tình cờ ở một chỗ nào đó gần với người dân mà không ở trong trạng thái được bảo vệ thì đương nhiên người dân đó sẽ chịu liều chiếu. Khi nguồn bị phơi trần (nghĩa là bị đập vỡ vỏ bảo vệ) với hoạt độ 10 mCi sẽ tạo ra một trường phóng xạ cách 1m khoảng 3,18 mCm/h. Vì vậy nếu ôm chiếc hộp vào người trong khoảng vài ngày sẽ có biểu hiện lâm sàng như ban đỏ. Nếu tiếp xúc lâu ngày tất nhiên sẽ gây hại đến sức khoẻ con người.

Ông có khuyến cáo gì đối với người dân?

Trước mắt chúng tôi đã thông báo đến những địa điểm thu mua sắt thép phế liệu về hình dạng chiếc hộp nguồn phóng xạ và đề nghị họ đem nộp lại nếu mua được. Mọi chi phí mua bán và công vận chuyển sẽ được hoàn trả. Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận lời đề nghị của truyền hình và sẽ có buổi trao đổi về vấn đề này để người dân biết và cảnh giác với chất độc hại.

Vì ít người, Cục không thể làm hết việc!

Thưa ông, vì sao các vụ mất mát nguồn phóng xạ lại liên tiếp xảy ra? Hình như trong hai vụ mất mát nguồn phóng xạ gần đây nhất Cục đều trong trạng thái bị động?

Chúng tôi chỉ là cơ quan quản lý nhà nước được giao trách nhiệm soạn thảo, đệ trình và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề an toàn và an ninh, buộc tất cả các cơ sở bức xạ hoạt động trong lĩnh vực này phải tuân theo pháp luật. Việc đơn vị nào đó sử dụng nguồn phóng xạ mà để mất mát hoặc làm sai sẽ bị xử phạt theo theo quy định. Sự báo cáo chậm trễ của Công ty CP Xi măng Sông Đà chính là nguyên nhân khiến chúng tôi nắm bắt thông tin muộn đến vậy đến vậy.

Như vậy việc đảm bảo an toàn và an ninh nguồn phóng xạ hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của đơn vị sử dụng?

Chúng tôi cũng có trách nhiệm đi kiểm tra, khuyến cáo những đơn vị có sử dụng phóng xạ làm cho đúng theo quy định. Nếu đơn vị đó còn tiếp tục vi phạm hoặc cố tình vi phạm sẽ bị phạt nặng và đình chỉ sản xuất.

Mới đây nhất (19/5/2006) chính phủ đã đưa ra nghị định 51- Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ, trong đó mức xử phạt cao nhất là 70 triệu đồng kèm theo đình chỉ sản xuất nếu. Tôi cho rằng, mọi đơn vị có xử dụng nguồn phóng xạ đều có trách nhiệm phải tuân theo mọi quy định nói trên.

Xin ông cho biết, Cục có nắm được hết số đơn vị có xử dụng nguồn phóng xạ? Trong thời gian vừa qua có bao nhiêu cơ sở đã được kiểm tra?

Hiện nay, trên toàn quốc có 147 cơ sở bức xạ có nguồn đã được cấp phép và quản lý được. 1173 cơ sở bức xạ ( bao gồm cả X quang) chia nhỏ từ 147 cở sở gốc này ra. Vì Cục vẫn cho phép xuất, nhập khẩu phóng xạ để phục vụ sản xuất nên còn một số nguồn nhập vào hoặc mang ra khỏi Việt Nam để nạp hoặc sửa chữa không được báo cáo nên Cục không quản lý được. Như vậy, số nguồn có thể lên tới 1.250.

Vì lực lượng kiểm tra có hạn (chỉ có 10 người ) nên trong năm 2005 chúng tôi mới tiến hành thanh tra được 67 cơ sở. Từ cuối tháng 6/2006 cục đã trình lãnh đạo bộ phương án tổng kiểm tra ngặt nghèo trên toàn quốc. Sẽ có 10 đoàn kiểm tra gồm cán bộ của cục, của Viện Khoa học kỹ thuật hạt nhân, cán bộ bên an ninh và các thiết bị kỹ thuật. Chúng tôi sẽ ra quân trong tuần tới và dự kiến trong hai tuần sẽ kiểm tra xong, đến tháng 9 sẽ báo cáo Chính phủ.

Xin cảm ơn ông! 

Thanh Trầm (thực hiện)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm