Người Mông dựng xưởng dệt vào top 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam

(Dân trí) - Mới đây Tạp chí Forbes Việt Nam đã công bố 50 người phụ nữ có ảnh hưởng nhất Việt Nam trong đó có bà Vàng Thị Mai (người dân tộc Mông, xã Lùng Tám, Quản Bạ, Hà Giang). Bà là người sáng lập ra hợp tác xã dệt lanh, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người với mức thu nhập từ 3 đến 9 triệu một tháng.

Xem: Người Mông dựng hợp tác xã dệt, vào top 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam


Tạp chí Forbes Việt Nam chính thức công bố danh sách 50 Phụ nữ Ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2017, ghi nhận 50 gương mặt phụ nữ đang có vai trò nổi bật trong các lĩnh vực hoạt động của họ, bao gồm chính trị, kinh doanh, hoạt động xã hội và từ thiện, khoa học – giáo dục, giải trí, nghệ thuật và thể thao. Bà Vàng Thị Mai được bầu chọn trong lĩnh vực hoạt động xã hội.

Tạp chí Forbes Việt Nam chính thức công bố danh sách 50 Phụ nữ Ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2017, ghi nhận 50 gương mặt phụ nữ đang có vai trò nổi bật trong các lĩnh vực hoạt động của họ, bao gồm chính trị, kinh doanh, hoạt động xã hội và từ thiện, khoa học – giáo dục, giải trí, nghệ thuật và thể thao. Bà Vàng Thị Mai được bầu chọn trong lĩnh vực hoạt động xã hội.


Là người sáng lập hợp tác xã vải lạnh truyền thống ở thôn Hợp Tiến, xã Lùng Tám (Quản Bạ, Hà Giang) từ những năm 2001. Ban đầu hợp tác xã chỉ có 10 người với mức thu nhập khoảng 600 nghìn đồng một tháng. Đến nay, hợp tác xã dệt lanh đã có hơn 100 lao động với mức thu nhập đạt từ 3 đến 9 triệu đồng một tháng.

Là người sáng lập hợp tác xã vải lạnh truyền thống ở thôn Hợp Tiến, xã Lùng Tám (Quản Bạ, Hà Giang) từ những năm 2001. Ban đầu hợp tác xã chỉ có 10 người với mức thu nhập khoảng 600 nghìn đồng một tháng. Đến nay, hợp tác xã dệt lanh đã có hơn 100 lao động với mức thu nhập đạt từ 3 đến 9 triệu đồng một tháng.


Bà Mai điều hành, đào tạo nhân sự, phát triển kinh doanh, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm lanh thổ cẩm do các nghệ nhân và thành viên của hợp tác xã làm ra. Việc làm này giúp cải thiện đời sống của nhiều phụ nữ, thay đổi tư duy trọng nam khinh nữ, đưa người phụ nữ Mông trở thành trụ cột kinh tế trong gia đình.

Bà Mai điều hành, đào tạo nhân sự, phát triển kinh doanh, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm lanh thổ cẩm do các nghệ nhân và thành viên của hợp tác xã làm ra. Việc làm này giúp cải thiện đời sống của nhiều phụ nữ, thay đổi tư duy "trọng nam khinh nữ", đưa người phụ nữ Mông trở thành trụ cột kinh tế trong gia đình.


Sản phẩm trên của hợp tác xã đã được xuất đi khắp cả nước và 20 bạn hàng châu Âu (Khối EU), được khách hàng ưa chuộng vì nét độc đáo của sản phẩm với chất liệu truyền thống tự nhiên bền, đẹp, nét hoa văn tinh xảo mang tính dân tộc trên vùng cao núi đá.

Sản phẩm trên của hợp tác xã đã được xuất đi khắp cả nước và 20 bạn hàng châu Âu (Khối EU), được khách hàng ưa chuộng vì nét độc đáo của sản phẩm với chất liệu truyền thống tự nhiên bền, đẹp, nét hoa văn tinh xảo mang tính dân tộc trên vùng cao núi đá.


Gọi là vải lanh thổ cẩm do vải được làm từ sợi tước từ cây lanh, thổ cẩm là phần họa tiết và nhuộm màu trên vải. Vải được dệt, thêu từ chất liệu cây lanh địa phương với những nét hoa văn truyền thống của đồng bào Mông, có từ ngàn đời trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn.

Gọi là vải lanh thổ cẩm do vải được làm từ sợi tước từ cây lanh, thổ cẩm là phần họa tiết và nhuộm màu trên vải. Vải được dệt, thêu từ chất liệu cây lanh địa phương với những nét hoa văn truyền thống của đồng bào Mông, có từ ngàn đời trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn.


Những người theo bà Mai từ ngày đầu tiên khi thành lập hợp tác xã giờ cũng đã cao tuổi. Tuy nhiên họ vẫn là những lao động chính, nhiều người đã trở thành nghệ nhân với mức thu nhập cao so với với điều kiện kinh tế vùng cao.

Những người theo bà Mai từ ngày đầu tiên khi thành lập hợp tác xã giờ cũng đã cao tuổi. Tuy nhiên họ vẫn là những lao động chính, nhiều người đã trở thành nghệ nhân với mức thu nhập cao so với với điều kiện kinh tế vùng cao.


Trong các tour du lịch đến Hà Giang, làng dệt lanh Tám giờ là địa chỉ thu hút khách. Ở đấy, khác có thể gặp nghệ nhân Mai trong trang phục Mông cho dù thời tiết nắng nóng, đon đả mời khách xem hàng, giới thiệu các công đoạn, thậm chí còn dệt thử. Đây là một trong những phương pháp quảng bá hữu hiệu mà không tốn nhiều kinh phí.

Trong các tour du lịch đến Hà Giang, làng dệt lanh Tám giờ là địa chỉ thu hút khách. Ở đấy, khác có thể gặp nghệ nhân Mai trong trang phục Mông cho dù thời tiết nắng nóng, đon đả mời khách xem hàng, giới thiệu các công đoạn, thậm chí còn dệt thử. Đây là một trong những phương pháp quảng bá hữu hiệu mà không tốn nhiều kinh phí.


Toàn bộ sản phẩm dệt lanh đều được sản xuất từ nguyên liệu thiên nhiên, tốn công nhưng bền màu. Do toàn bộ quá trình làm bằng tay nên chi phí sản phẩm của lanh Lùng Tám cao hơn so với các vùng khác. Sản phẩm làm ra phong phú đa dạng về mẫu mã cũng như chủng loại, chất lượng.

Toàn bộ sản phẩm dệt lanh đều được sản xuất từ nguyên liệu thiên nhiên, tốn công nhưng bền màu. Do toàn bộ quá trình làm bằng tay nên chi phí sản phẩm của lanh Lùng Tám cao hơn so với các vùng khác. Sản phẩm làm ra phong phú đa dạng về mẫu mã cũng như chủng loại, chất lượng.


Để có được một sản phẩm đến tay khách hàng đều phải trải qua 41 công đoạn hoàn toàn thủ công rất cầu kỳ, cần người làm có nhiều sức khỏe và khéo léo. Việc đào tạo nhân công được bà Mai tiến hành từ những em nhỏ. Mỗi một nghệ nhân hay một thợ chính sẽ kèm cặp một vài em nhỏ để học hỏi, nối nghề.

Để có được một sản phẩm đến tay khách hàng đều phải trải qua 41 công đoạn hoàn toàn thủ công rất cầu kỳ, cần người làm có nhiều sức khỏe và khéo léo. Việc đào tạo nhân công được bà Mai tiến hành từ những em nhỏ. Mỗi một nghệ nhân hay một thợ chính sẽ kèm cặp một vài em nhỏ để học hỏi, nối nghề.


Nhà báo Nguyễn Lương Phán (bên phải), Phó Tổng biên tập báo điện tử Dân trí, thăm hợp tác xã dệt lanh của bà Vàng Thị Mai trong một chuyến công tác tại Hà Giang.

Nhà báo Nguyễn Lương Phán (bên phải), Phó Tổng biên tập báo điện tử Dân trí, thăm hợp tác xã dệt lanh của bà Vàng Thị Mai trong một chuyến công tác tại Hà Giang.

Trọng Trinh