1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Kon Tum:

Người khát, lúa chết

(Dân trí) - Mặc dù đã có những trận mưa nhỏ rải rác nhưng đến thời điểm hiện tại, người dân Kon Tum vẫn khốn đốn vì thiếu nước sinh hoạt và nước tưới phục vụ sản xuất.

Toàn tỉnh Kon Tum có khoảng 12 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung bị hạn, trong đó có 7 công trình thiếu nước và 5 công trình có khả năng thiếu nước. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết nắng nóng kéo dài; một số công trình bị xuống cấp, hư hỏng nặng.
 

Người khát, lúa chết


Người khát, lúa chết

Lòng hồ thủy lợi Tân Điền có nhiệm vụ trữ nước cho hơn 90 ha lúa, sau một vài trận mưa nhỏ đã có nước nhưng không đáng kể

 

Bên cạnh đó, số giếng đào bị cạn kiệt nguồn nước. Chỉ tính riêng trên địa bàn TP Kon Tum, huyện Sa Thầy, huyện Đắk Hà cũng có tới 1.000 giếng bị hạn.

 

Ông Phan Hùng - thôn trưởng thôn 7, xã Đoàn Kết, TP Kon Tum, cho biết, toàn thôn có hơn 500 hộ dân nhưng chỉ vài nhà giếng có nước sinh hoạt, các hộ khác phải đi xin từng thùng nước. Thậm chí nhiều hôm nước cạn kiệt, người dân phải nhịn cả những sinh hoạt thiết yếu nhất.

 

Không chỉ thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, nguồn nước tưới cho cây trồng, đặc biệt là cây lúa cũng đang lâm vào tình trạng “thoi thóp”. Tổng diện tích bị hạn trên toàn tỉnh là 1.380 ha, diện tích có khả năng bị hạn là hơn 1.600 ha. Để cứu những diện tích lúa còn lại, người dân đã cùng nhau góp tiền khoan giếng tại chỗ lấy nước tưới.
 
Người dân phải khoan giếng bơm liên tục cả ngày đêm để mong cứu được diện tích lúa còn lại
 
Người dân phải khoan giếng bơm liên tục cả ngày đêm để mong cứu được diện tích lúa còn lại
Người dân phải khoan giếng bơm liên tục cả ngày đêm để mong cứu được diện tích lúa còn lại

  

Tuy nhiên không phải người dân nào cũng có kinh phí đầu tư khoan giếng cứu lúa. Nhiều hộ dân đành lòng nhìn lúa chết dần từng ngày. Bà Lữ Thị Sỹ (51 tuổi huyện xã Đắk La, Đắk Hà) thở dài: “Nhà tôi có 2 sào ruộng, mua 10kg đạm mang đi bón cho lúa, nhưng vì không có nước nên chỉ bón được một nửa còn lại mang về. Các hộ dân ở đây góp tiền khoan giếng nhưng nhà tôi không có tiền nên chỉ biết cầu trời cho có mưa xuống để chúng tôi có chén cơm ăn”.

 

Ông Trần Thanh Minh - Phó Chủ tịch xã Đắk La (huyện Đắk Hà) - cho biết, hiện xã đang tìm phương án thích hợp nhất để cứu diện tích lúa còn lại. Một là phải khoan giếng tại chỗ, hai là mua dụng cụ, đường dây dẫn. Nhưng cả hai phương án này đều hết sức tốn kém.

 

Hoàng Thanh