Người Hà Nội bên nồi bánh chưng đầm ấm
(Dân trí) - Trong cái bận rộn của những ngày cuối năm, xắn tay rửa lá, xếp củi đặt bếp, nấu nồi bánh chưng cũng là cái… được đối với người yêu nét tết xưa.
Việc gói bánh chưng ngày tết gần như ngày càng bất khả thi với đa số người dân thành phố. Ở Hà Nội, không dễ kiếm được một vị trí thích hợp đặt nồi đun, chưa nói đến chuyện mua sắm lá dong, lạt, gạo, đỗ, thịt. Trong cái bận rộn của những ngày cuối năm, xắn tay rửa lá, xếp củi đặt bếp, nấu nồi bánh chưng cũng là cái… được đối với người yêu nét tết xưa. Một nhà bắc nồi, cả xóm gửi luộc bánh vô tình trở thành cơ hội gắn kết láng giềng. Không khí vui vẻ đầm ấm chờ nồi bánh chín trong lòng Hà Nội đang trở thành mong muốn không dễ thực hiện được trong những ngày giáp tết.
Các điểm bán lá dong trên phố Trần Quí Cáp đông khách mua từ ngày 23 tháng Chạp - lễ ông Công ông Táo.
Người Hà Nội gói bánh chưng rộ nhất vào ngày 26 - 27 tháng 12 âm lịch. Nhiều gia đình dù chật chội nhưng cũng cố gắng tự gói bánh.
Chị Dung nhà ở phố Thụy Khuê đang dạy em gái gói bánh chưng.
Vì khó kiếm được địa điểm đặt nồi luộc bánh, nhiều người cũng vẫn tự gói nhưng phải gửi hàng xóm nhờ luộc hộ.
Trước khi thả bánh vào nồi, thông thường phải rải một lớp lá dong xuống đáy trước.
Không chỉ chuẩn bị củi đầy đủ, người ta còn cần thêm trấu để giữ lửa.
Cảnh luộc bánh chưng trong khu dân cư Văn Chương rất vui vẻ, thu hút nhiều người cùng tham gia.
Việc luộc bánh chưng còn thu hút khá nhiều bạn trẻ đến xem học hỏi.
Đồ nhậu tận dụng ngọn lửa trong thời gian chờ bánh chín.
Sau khoảng 10 tiếng luộc trong nước sôi liên tục, bánh chín sẽ được vớt rồi rủa sạch bằng nước lạnh.
Sau đó bánh sẽ được ép chặt cho khô là xong.
Các điểm bán lá dong trên phố Trần Quí Cáp đông khách mua từ ngày 23 tháng Chạp - lễ ông Công ông Táo.
Người Hà Nội gói bánh chưng rộ nhất vào ngày 26 - 27 tháng 12 âm lịch. Nhiều gia đình dù chật chội nhưng cũng cố gắng tự gói bánh.
Chị Dung nhà ở phố Thụy Khuê đang dạy em gái gói bánh chưng.
Vì khó kiếm được địa điểm đặt nồi luộc bánh, nhiều người cũng vẫn tự gói nhưng phải gửi hàng xóm nhờ luộc hộ.
Trước khi thả bánh vào nồi, thông thường phải rải một lớp lá dong xuống đáy trước.
Không chỉ chuẩn bị củi đầy đủ, người ta còn cần thêm trấu để giữ lửa.
Cảnh luộc bánh chưng trong khu dân cư Văn Chương rất vui vẻ, thu hút nhiều người cùng tham gia.
Việc luộc bánh chưng còn thu hút khá nhiều bạn trẻ đến xem học hỏi.
Đồ nhậu tận dụng ngọn lửa trong thời gian chờ bánh chín.
Sau khoảng 10 tiếng luộc trong nước sôi liên tục, bánh chín sẽ được vớt rồi rủa sạch bằng nước lạnh.
Sau đó bánh sẽ được ép chặt cho khô là xong.
Hữu Nghị