1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Nghệ An:

Người cựu chiến binh hơn 20 năm sưu tầm kỷ vật chiến tranh

(Dân trí) - Hơn 20 năm qua, người cựu chiến binh đã đi hàng nghìn km, rong ruổi khắp làng này qua làng khác… bất kể trời nắng mưa để tìm cho mình những kỷ vật chiến tranh, đưa về lưu giữ.

Ông Hoan còn lưu giữ được bản “Thư của Bác Hồ gửi các cháu” đính băng tang khi Bác mất năm 1969.
Ông Hoan còn lưu giữ được bản “Thư của Bác Hồ gửi các cháu” đính băng tang khi Bác mất năm 1969.

Chúng tôi ghé thăm gia đình cựu chiến binh Võ Văn Hoan (66 tuổi, trú xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) vào những cuối tháng 7, khi tiết trời xứ Nghệ vẫn nắng như đổ lửa. Thế nhưng vừa chạm đầu ngõ nhà ông, lối dẫn vào nhà mát mẻ lạ thường bởi những hàng cây rợp bóng.

Trong nhà ông, những kỷ vật thời chiến tranh được ông mua, tìm về sắp xếp một cách nghệ thuật, gây được sự chú ý của nhiều người.

Từ hàng rào, chuông báo, cảnh vật dẫn vào nhà cho đến những họa tiết trang trí trong khuôn viên đều được người cựu chiến binh Hoan trang trí bằng những vật dụng từ thời chiến khiến nhiều người có cảm giác như đang lạc vào trong một bảo tàng trưng bày hiện vật thực sự.

Chiếc áo của người mẹ ông Hoan được gắn nhiều Huân, Huy chương cao quý do Nhà nước tặng 2 người con trai hy sinh trong cuộc chiến tranh vệ quốc được xem là kỷ vật cả gia đình ông.
Chiếc áo của người mẹ ông Hoan được gắn nhiều Huân, Huy chương cao quý do Nhà nước tặng 2 người con trai hy sinh trong cuộc chiến tranh vệ quốc được xem là kỷ vật cả gia đình ông.

Nhấp chén chè xanh xứ Nghệ được nấu đặc sánh, ông kể, ông sinh ra trong một gia đình 5 người con thì có đến 3 người đã ngã xuống vì Tổ quốc. Mất mát quá lớn ấy khiến ông thêm đau đáu với lịch sử dân tộc.

Từ những năm 1990, ông Hoan bắt đầu đi sưu tầm lại những cổ vật thời chiến. Ông đã đi rất nhiều nơi, vượt hàng nghìn km mong tìm được những kỷ vật cho mình.

“Từ những viên đá, mảnh bom, xác máy bay, súng, đạn, đồ quân dụng… tất cả đều được tôi lưu giữ cẩn thận. Tôi mong muốn con cháu sau này vẫn có thể nhớ về những năm kháng chiến vệ quốc vĩ đại, nhớ về những người con đã anh dũng ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc, giành lấy độc lập dân tộc”, ông Hoan chia sẻ.

Cũng theo ông Hoan, những ngày đầu “vi hành” tìm kiếm kỷ vật, ông thường đi vào các gia đình, nghe ai nói chỗ nào có là đến… Thời đó, tìm đến nếu ai đang sở hữu thì ông xin, hoặc mua lại với giá rẻ. Nhưng dần dà, kỷ vật cũng ít dần đi, có khi phải mua với giá đắt, ông vẫn cố gắng dành dụm mua về.

Từ những vỏ bom, chiếc đài, ống nhòm, cái máy đánh chữ, bình bi đông,... ông bố trí, sắp đặt ngăn nắp từ ngoài cổng vào trong nhà, tạo nên một “bảo tàng” hết sức độc đáo và quý giá.

Ông Hoan chia sẻ, chính từ những kỷ vật được sưu tầm này, hàng ngày ông đã giảng dạy con cháu hiểu hơn về cuộc chiến tranh của dân tộc.

Ông nói: “Tâm nguyện lớn nhất của tôi là mong con cháu sau này sẽ không quên lịch sử dân tộc và soi mình trong đó để hiểu rõ hơn về nguồn cội. Hiện các con, các cháu của tôi rất thích thú những kỷ vật ý nghĩa này nên tôi vui lắm”.

Dưới đây là một số hình ảnh kỷ vật chiến tranh được ông Hoan sưu tầm hơn 20 năm qua:

Người cựu chiến binh hơn 20 năm sưu tầm kỷ vật chiến tranh - 3
Người cựu chiến binh hơn 20 năm sưu tầm kỷ vật chiến tranh - 4

Bánh lái của chiếc tàu vận chuyển lương thực của bộ đội Việt Nam được ông Hoan cất công mua và đưa từ tận Phú Yên về.

Bánh lái của chiếc tàu vận chuyển lương thực của bộ đội Việt Nam được ông Hoan cất công mua và đưa từ tận Phú Yên về.

Người cựu chiến binh hơn 20 năm sưu tầm kỷ vật chiến tranh - 6
Người cựu chiến binh hơn 20 năm sưu tầm kỷ vật chiến tranh - 7
Người cựu chiến binh hơn 20 năm sưu tầm kỷ vật chiến tranh - 8
Máy đánh chữ Adler mà các nước xã hội chủ nghĩa cung cấp cho Việt Nam.
Máy đánh chữ Adler mà các nước xã hội chủ nghĩa cung cấp cho Việt Nam.

Những kỷ vật chiến tranh được ông lưu giữ để dạy con cháu về lịch sử.

Những kỷ vật chiến tranh được ông lưu giữ để dạy con cháu về lịch sử.

Ông Hoan bên một chiếc mũ của lính Mỹ.
Ông Hoan bên một chiếc mũ của lính Mỹ.

Nguyễn Duy