1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Hà Tĩnh:

Người chết oan vì bò thả rông: Xử lý trách nhiệm mới chỉ… trên giấy!

(Dân trí) - Để xảy tình trạng bò thả rông gây tai nạn chết người trách nhiệm thuộc về người nuôi, chính quyền địa phương từ xã đến huyện. Tuy nhiên, hiện chế tài xử lí người chịu trách nhiệm mới chỉ thể hiện... trên giấy!.

Ông Hoàng Minh Việt, Phó trưởng ban chuyên trách Ban An toàn giao thông (ATGT) Hà Tĩnh phân tích tình trạng bò thả rông liên tiếp gây tai nạn cướp đi mạng sống của nhiều người dân trên Quốc lộ 1A.

Ông Hoàng Minh Việt (ảnh: Bùi Trung)
Ông Hoàng Minh Việt (ảnh: Bùi Trung)

Chưa chủ tịch xã, huyện nào bị kỷ luật

PV Dân trí: Thưa ông, Ban ATGT tỉnh Hà Tĩnh đánh giá như thế nào vụ hai thanh niên đi xe máy tránh đàn bò bị xe đầu kéo cán chết tại thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc?

Sau khi vụ tai nạn xảy ra chúng tôi đã vào cuộc ngay. Hiện chúng tôi đang chờ đợi thêm kết luận từ phía công an.

Tuy nhiên, những thông tin ban đầu mà chúng tôi nắm được thì hai nạn nhân gặp nạn khi tránh một con bò bất ngờ lao ra giữa Quốc lộ 1A. Hai nạn nhân chết quá thương tâm. Ban ATGT xin chia sẻ mất mát đối với các gia đình nạn nhân.

Hai người đàn ông tránh bò lao ra đường bị xe đầu kéo cán chết thương tâm tại địa phận thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc hôm 25/10.
Hai người đàn ông tránh bò lao ra đường bị xe đầu kéo cán chết thương tâm tại địa phận thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc hôm 25/10.

Sau khi xảy ra vụ việc đau lòng, dư luận, đặc biệt là những người thường xuyên qua lại địa bàn Hà Tĩnh rất bức xúc về thực trạng bò thả rông trên Quốc lộ 1A. Vì sao thực trạng chết người này cứ kéo dài?

Phải thẳng thắn thừa nhận thực trạng trạng trâu bò thả rông trên QL 1A trên địa bàn tỉnh đã gây thiệt hại về người, gia súc, phương tiện là rất lớn. Đã có nhiều người tử vong một cách oan uổng.

Mặc dù thời gian qua UBND tỉnh Hà Tĩnh, Ban ATGT, Sở Giao thông, công an tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo xử lí thực trạng này, nhưng thực tế chuyển biến tại các địa phương là hầu như không có.

Trách nhiệm này phải nói là thuộc về người nuôi và chính quyền địa phương cơ sở từ xã đến huyện. Tiếp đến là công tác tuyên truyền vận động người dân không vi phạm vẫn còn hạn chế.

Các văn bản chỉ đạo đều nêu trách nhiệm của người đứng đầu địa phương (chủ tịch UBND các xã, các huyện-PV) nếu để tai nạn xẩy ra liên quan đến bò thả rông. Văn bản nêu như vậy, nhưng thực tế triển khai thì người chịu trách nhiệm vẫn chỉ ở trên giấy, chưa có cái gì là cụ thể cả.

Cho tới lúc này, như tôi được biết, chưa chủ tịch xã, huyện nào bị kỷ luật liên quan đến thực trạng nêu trên.

Kiến nghị quy định các mức kỷ luật cụ thể

Vậy theo ông, cần phải xử lí như thế nào đối với người đứng đầu nếu để tình trạng bò thả rông gây tai nạn trên QL1A?

Tôi cho rằng các hình thức xử lí như hiện nay là chưa đủ mạnh để buộc người chịu trách nhiệm phải thực sự vào cuộc.

Chúng tôi đang nghiên cứu để tham mưu cho UBND tỉnh các hình thức xử lí cụ thể, kịp thời, đúng với trách nhiệm của người đứng đầu. Ví dụ trâu bò thả rông mức độ nào là kỷ luật khiển trách, mức nào là cảnh cáo, cách chức.

Những chiếc ô tô phải liên tục bẻ lái lách bò me thả rông trên Quốc lộ 1A, địa phận huyện Can Lộc, Hà Tĩnh.
Những chiếc ô tô phải liên tục bẻ lái lách bò me thả rông trên Quốc lộ 1A, địa phận huyện Can Lộc, Hà Tĩnh.

Riêng đối với các địa phương để tình trạng trâu bò thả rông dù không gây tai nạn những cứ lặp đi lặp lại nhiều lần thì chủ tịch xã đó phải ở mức cách chức, nghiêm trọng là phải buộc thôi việc.

Ông đánh giá như thế nào khi dư luận đề xuất các địa phương nên thành lập ngay các tổ, đội lưu động gom nhốt trâu bò thả rông như TP Hồ Chí Minh Hà Tĩnh triển khai gom chó thả rông trên các tuyến phố?

Thực tế đã có ý kiến tỉnh chỉ đạo UBND các cấp triển khai giải pháp thu nhốt bò thả rông, tuy nhiên cái này rất khó khả thi. Phương tiện thu về đó còn có quy trình xử lí, còn đối với trâu bò bắt về nhốt rồi ai chăm, ai cho ăn, rồi nó chết cái là rất phức tạp.

Theo ông Việt đề xuất thu nhốt bò rất khó khả thi
Theo ông Việt đề xuất thu nhốt bò rất khó khả thi

Thế nên, theo tôi thì ý thức của người dân là quan trọng nhất. Chúng ta cần tuyên truyền, vận động người dân hiểu rõ mối nguy từ việc thả rông trâu bò trên các tuyến đường. Khi tuyên truyền, vận động nhiều lần mà hộ nào không chấp hành thì căn cứ Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông mà xử lí.

Văn Dũng

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm