1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Quảng Nam:

Ngoạn mục đường lên Nam Trà My

(Dân trí) - Bỏ qua nỗi ám ảnh “sạt lở và bị cô lập” vào mùa mưa, những ngày nắng đẹp, đường lên Nam Trà My, huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, giáp ranh với vùng núi tỉnh Quảng Ngãi và KonTum, sẽ là tuyến du lịch sinh thái đầy tiềm năng.

Tách thành hai huyện Nam Trà My và Bắc Trà My từ huyện Trà My cũ từ năm 2003, Tắc Pỏ, trung tâm huyện Nam Trà My cách TP. Tam Kỳ, tỉnh lỵ Quảng Nam, độ chừng 120 km. Đường lên huyện, qua khỏi vùng trung du Tiên Phước (Quảng Nam) với những bức tranh thủy mặc hai bên đường tạc nên ừ những cánh đồng ruộng bậc thang, trở lên là đường đèo khúc khuỷu, quanh co. Hai bên đường ĐT616, con đường huyết mạch duy nhất dẫn về trung tâm huyện, một bên là vách núi sừng sững, một bên là sông Tranh xanh ngắt giữa rừng đại ngàn thâm u, huyền bí.

Mặc dù đã được trải thảm nhựa, nhưng vào mùa mưa, đường lên huyện là những câu chuyện “suýt chết” kinh người của cánh lái xe chuyên chạy đường này. Chỉ cần một trận mưa lớn quét núi sạt đất đá xuống đường, tuyến huyết mạch rơi ngay vào tình trạng “cô lập”. Sang mùa nắng, đường lên Nam Trà My lại rợp bóng mát rừng sâu. Bỏ qua nỗi ám ảnh “sạt lở và bị cô lập”, du khách, đặc biệt khách chạy xe mô-tô, chỉ còn cảm giác về con đường ngoạn mục, cảm giác mà dân “phượt” rất mê, để sẵn sàng lên đường, đối mặt với đèo dốc, suối cạn, cầu treo…

Đường lên Nam Trà My còn là con đường đi qua nhiều công trình thủy điện lớn đã và đang được đưa vào khai thác, thành những công trình thủy điện chủ lực cung cấp điện năng cho Miền Trung.

Tuyến từ trung tâm huyện lên các xã lại là những con đường và những câu chuyện ly kỳ dọc đường. Lưu thông trên chuyến đường này chỉ có thể chạy xe u-oat, hoặc xe Win, xe chuyên trị đường núi, và đầy hiểm trở. Khách chưa quen đường muốn vào sâu các xã chọn xe ôm phải chịu mức giá khá cao, từ 300 ngàn đến 600 ngàn cho mỗi một chiều đi. Có khách giật nảy mình với mức giá xe ôm cho khoảng 10 km đường núi lên đến 300 ngàn đồng, đi về gấp đôi. Nhưng đi rồi lại thấy “đáng đồng tiền bát gạo” khi trải qua những khó khăn dọc đường về các xã. 

Về Nam Trà My, có dịp lưu trú, lại thêm cảm nhận trong mỗi nóc (xóm làng) thấp thoáng trên những ngọn đồi trập trùng mây núi, ẩn chứa nhiều chuyện thiêng chốn núi rừng, cả một đời sống đậm đà bản sắc dân tộc Ca Doong (hay còn có tên dân tộc Xê-đăng), chiếm gần 90 dân số nơi đây cùng các dân tộc M’nông và số ít người Kinh.

Những hình ảnh ghi nhanh của PV Dân trí trên đường công tác về huyện Nam Trà My, ghi nhận tiềm năng du lịch sinh thái nơi đây.


Ngoạn mục đường lên Nam Trà My - 1

Đường đèo khúc khuỷu, quanh co đầy ngoạn mục dẫn đường lên Nam Trà My. Một bên là vách núi...

Ngoạn mục đường lên Nam Trà My - 2

... một bên là sông Tranh lọt thỏm giữa rừng già đẹp như tranh thủy mặc

Ngoạn mục đường lên Nam Trà My - 3

Càng vào sau, núi rừng càng thâm u, huyền hoặc

Ngoạn mục đường lên Nam Trà My - 4

nhiều cây mọc cao vút lên trời quấn quanh mình những dây leo đặc trưng của rừng

Ngoạn mục đường lên Nam Trà My - 5

 Là nơi thượng nguồn với lượng mưa bình quân trong năm nhiều nhất nước

Ngoạn mục đường lên Nam Trà My - 6

Đường lên Nam Trà My đi qua nhiều công trình thủy điện

Ngoạn mục đường lên Nam Trà My - 7

Lớn nhất là công trình thủy điện Sông Tranh

Ngoạn mục đường lên Nam Trà My - 8

mùa nắng, những điểm sạt lở cuối cùng trên tuyến huyết mạch về huyện được khắc phục

Ngoạn mục đường lên Nam Trà My - 9

 san thẳng con đường thường xuyên đối mặt với sạt lở và nguy cơ tắc đường, cô lập mỗi mùa mưa

Ngoạn mục đường lên Nam Trà My - 10

đường đi về các xã

Ngoạn mục đường lên Nam Trà My - 11

 trập trùng mây núi

Ngoạn mục đường lên Nam Trà My - 12

suối cạn

Ngoạn mục đường lên Nam Trà My - 13

suối sâu

Ngoạn mục đường lên Nam Trà My - 14

và những cây cầu treo dẫn vào về bản làng của người Xê- đăng

Ngoạn mục đường lên Nam Trà My - 15

hấp dẫn du khách, đặc biệt là cánh mê phượt

Ngoạn mục đường lên Nam Trà My - 16

 sẵn sàng lên đường

Ngoạn mục đường lên Nam Trà My - 17

Và đến những nóc nhà ẩn chứa nhiều chuyện thiêng núi rừng và đời sống người dân tộc Xê-đăng nơi đây.

Khánh Hiền