1. Dòng sự kiện:
  2. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết
  3. Sắp xếp bộ máy để tinh, gọn, mạnh

Quảng Bình:

Ngày Tết lo chống rét cho trâu bò

(Dân trí) - Những ngày giáp Tết, ngoài việc mua sắm các vật dụng phục vụ gia đình trong dịp tết, người dân huyện nghèo Minh Hóa cũng đang rất tích cực tăng cường phòng chống rét, vào rừng kiếm nguồn thức ăn dự trữ cho đàn gia súc.

Một ngày cuối năm, chúng tôi có dịp ngược lên xã miền núi Tân Hóa, huyện Minh Hóa. Nơi quanh năm thiên tai, đói nghèo luôn bủa vây người dân. 

Tân Hóa nằm giữa thung lũng hướng gió, hàng năm thường chịu lũ lụt ngập úng, đất đá vùi lấp nên các bãi cỏ đều chết. Nguy cơ trâu, bò chết đói, chết rét luôn hiện hữu thế nên hầu như năm nào cũng vậy, vào mùa rét mướt bà con ở đây căng mình chịu rét vừa phải lo bảo đảm an toàn cho đàn gia súc.
Tổng đàn trâu bò toàn huyện Minh Hóa hiện có trên 15.000 con
Tổng đàn trâu bò toàn huyện Minh Hóa hiện có trên 15.000 con
 
Giữa cái rét như cắt da cứa thịt, bà Trương Thị Xuân( 61 tuổi), ở thôn 3, xã Tân Hóa loay hoay tìm đủ mọi cách để giữ ấm cho chuồng bò. Ngay từ sáng sớm, bà lên núi cắt cỏ về dự trữ, buổi trưa khi nhiệt độ ấm hơn, bà dắt bò ra bãi cho gặm cỏ, đến chiều lại dắt bò về chuồng và nấu cháo ngô, pha nước muối cho bò uống.
Gia cố chuồng trại
Gia cố chuồng trại

Bà Xuân cho biết, con bò này là của Nhà nước cho mấy năm trước khi đàn bò của bà bị chết rét. Đó tài sản duy nhất của gia đình bà, công việc đồng áng cũng trông nhờ vào nó cả bởi vậy phải chăm sóc, giữ ấm  cho bò trong những ngày rét mướt.

Không riêng gì bà Xuân, nhiều bà con nông dân ở Tân Hóa ngày ngày phải lên núi cắt có về dự trữ cho đàn trâu, bò của gia đình mình. Nhiều người nuôi với số lượng nhiều còn đi các địa phương khác mua rơm rạ về dự trữ thêm.
Ngoài rơm ra, lá lạc phơi khô, người dân còn cắt cỏ, lá trong rừng về cho trâu bò ăn
Ngoài rơm ra, lá lạc phơi khô, người dân còn cắt cỏ, lá trong rừng về cho trâu bò ăn
 
Mấy năm gần đây, người dân ở Tân Hóa còn trồng thêm loại cỏ VA06 (một giống cỏ sữa) trên các lèn núi đá dùng làm thức ăn dự trữ cho trâu bò phòng khi thời tiết quá khắc nghiệt. 
 
Anh Đinh Thanh, ở thôn 4 cho biết, gia đình anh nuôi 4 con trâu, ngoài việc cày bữa mỗi năm thu được vài chục triệu đồng từ tiền bán nghé con. Tài sản gia đình nằm ở đây cả không chăm sóc, bảo vệ cho nó thì sao được.

“Những ngày rét, ngoài việc đi cắt cỏ xanh tự nhiên, anh tui còn mua thêm các loại cám gạo, nấu cháo loảng pha nước muối để tăng cường sức đề kháng và khả năng chịu rét cho đàn trâu”, anh Thanh cho biết thêm.

Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết nhưng bằng các biện pháp tích cực phòng chống đói, rét cho cho đàn gia súc, hiện nay trên địa bàn huyện Minh Hóa chưa phát hiện trường hợp trâu, bò bị chết do rét. Tuy nhiên, tình hình rét đậm, rét hại có thể kéo dài và có xu hướng tăng cường vì vậy bà con cần tích cực chủ động gia cố, che kín chuồng trại, dự trữ thêm thức ăn bảo đảm an toàn cho đàn gia súc.
Ngoài rơm ra, lá lạc phơi khô, người dân còn cắt cỏ, lá trong rừng về cho trâu bò ăn
Bà Trương Thị Xuân, ở thôn 3, xã Tân Hóa yên tâm với chuồng bò đã được gia cố chắc chắn trong thời tiết rét mướt kéo dài

Trao đổi với chúng tôi, ông Đinh Thanh Xuân, Trưởng phòng Nông nghiệp Minh Hóa cho biết, rút kinh nghiệm những năm trước, khi kết thúc vụ mùa phòng đã chủ động cử cán bộ về từng địa phương, phụ trách việc hướng dẫn, đôn đốc bà con nông dân tích cực dự trữ thức ăn, vệ sinh, gia cố lại chuồng trại, bảo đảm an toàn cho đàn gia súc trong mùa đông.

Bên cạnh đó, Phòng Nông nghiệp cũng tích cực khuyến cáo người chăn nuôi không được thả rông trâu, bò cả đêm trong rừng vào thời điểm nhiệt độ xuống thấp dưới 15 độ C, những ngày rét đậm, rét hại, mưa phùn cho gia súc nghĩ làm việc nên nhốt tại chuồng để chăm sóc, bổ sung thức ăn và giữ ấm cho trâu bò. Tăng cường vệ sinh phòng bệnh định kỳ, phun các loại thuốc sát trùng chuồng trại, các khu vực xung quanh chuồng nuôi, đồng thời phối hợp chặt chẽ với UBND các xã thường xuyên theo dõi, sớm phát hiện các dịch bệnh phát sinh để kịp thời xử lí.

Đặng Tài