1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV
  4. TPHCM vào mùa mưa

Nghệ An:

Ngán nơi ở mới, dân lũ lượt về lòng hồ thuỷ điện

(Dân trí) - Gần một năm nay, tình trạng người dân ở khu tái định cư huyện Thanh Chương (Nghệ An) lũ lượt trở về quê cũ trong vùng lòng hồ thuỷ điện Bản Vẽ, huyện Tương Dương, sinh sống khiến chính quyền đau đầu.

Ngán nơi ở mới, dân lũ lượt về lòng hồ thuỷ điện
Gian nan đường về quê cũ.
 
Quê cũ nay là vùng lòng hồ của một công trình thuỷ điện lớn nhất Bắc miền Trung - thuỷ điện Bản Vẽ. Dẫu đất xưa không còn, hàng trăm hộ dân đều là đồng bào dân tộc thiểu số vẫn muốn trở lại để sinh sống. Họ đóng cột, dựng nhà sống chênh vênh bên triền núi hồ Bản Vẽ. Không chính quyền quản lí, không trường học, không trạm y tế... họ sống như bộ tộc nguyên thủy chỉ biết kiếm cái ăn trên rừng sâu, trong khe suối để tồn tại.
 
Để vào được mảnh đất đó (bản Kim Hồng cũ, thuộc xã Kim Tiến trước đây, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An), phóng viên chúng tôi phải đi thuyền từ bến Thượng Lưu (xã Yên Na, huyện Tương Dương), vượt qua gần 40 km chiều dài của lòng hồ thuỷ điện Bản Vẽ bằng xuồng máy. Trước đây, để nhường đất cho công trình thủy điện Bản Vẽ, hơn 3.000 hộ dân nơi đây đã đồng tình chuyển đến vùng tái định cư ở huyện Thanh Chương, cách trên 200km. Ở nơi mới với miền khí hậu, thổ nhưỡng khác biệt; thay vì ở trong nhà sàn bà con chuyển sang ở nhà xây lợp mái ngói trên những quả đồi trọc; không biết làm gì lấy cái ăn, người dân không thể hòa hợp được với khu tái định cư.

Ông Vi Văn Du, một người dân cho biết: “Ở dưới Thanh Chương (khu TĐC- PV), ban vận động huyện, Ban quản lí dự án thuỷ điện 2 đưa chúng tôi xuống nói là nơi ở mới hơn nơi ở cũ, nhưng mà đi xuống được hơn một năm thì thấy vất vả hơn, đất trồng cây thì cây chết, toàn đá sỏi... Dân chúng tôi không ở được nên lại đưa con cháu trở về quê cũ này thôi”.

Ông Nguyễn Hồ Cảnh - Chủ tịch UBND huyện Tương Dương - cho biết số người dân bán nhà ở Thanh Chương về đây có ý định ở lại lâu dài. Về lý theo ông Cảnh như vậy là vi phạm công tác quản lý hành chính; nhưng xét về tình, việc họ rời bỏ quê hương đến vùng xa xôi trong điều kiện rất khó khăn, đất không đủ để canh tác, nhu cầu sinh hoạt không đảm bảo, chính quyền lại không thể phạt.
 
Một thực tế đang gây khó khăn cho công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng ở Tương Dương hiện nay là số dân tái định cư quay về lòng hồ thủy điện Bản Vẽ sinh sống nhiều; người dân tự ý phát rừng làm nương rẫy, khiến chính quyền rất khó kiểm soát. Thực tế này đang khiến chính quyền đau đầu tìm hướng giải quyết.
 
Ngán nơi ở mới, dân lũ lượt về lòng hồ thuỷ điện
Đường về quê cũ... 
 
Ngán nơi ở mới, dân lũ lượt về lòng hồ thuỷ điện
Người dân mong muốn có cuộc sống ổn định dù ở quê mới hay được hồi cư.
 
Ngán nơi ở mới, dân lũ lượt về lòng hồ thuỷ điện
Tại quê cũ, những cây đậu xanh mới trồng nhưng cũng phát triển khá tốt.
 
Ngán nơi ở mới, dân lũ lượt về lòng hồ thuỷ điện
Người dân lũ lượt về lại vùng lòng hồ thủy điện Bản Vẽ sinh sống dù ở đây họ sống hoang dã như thời nguyên thủy 
 
Ngán nơi ở mới, dân lũ lượt về lòng hồ thuỷ điện
Trẻ em theo bố, mẹ hồi cư không có trường lớp học.
 
Ngán nơi ở mới, dân lũ lượt về lòng hồ thuỷ điện
Một góc hồi cư của người dân bản Kim Hồng. 
 
 
Minh Cầm - Nguyễn Duy