Ngắm đường hoa Nguyễn Huệ trước giờ G

(Dân trí) - 20 giờ tối nay (25/1 - tức 28 Tết), đường hoa Nguyễn Huệ chính thức khai mạc đón du khách tham quan. Đây là sự kiện thường niên mang tính truyền thống của TPHCM, rất hấp dẫn người dân và du khách.

​Đường hoa phố đi bộ Nguyễn Huệ trước giờ “G”

Đường hoa Tết Đinh Dậu 2017 với chủ đề “Thành phố mang tên Bác - Khát vọng ngời sáng” được tổ chức trên phố đi bộ Nguyễn Huệ từ ngày 25/1/2017 (28 Tháng Chạp) đến ngày 31/1/2017 (Mùng 4 Tết).

Đường hoa Tết Đinh Dậu năm nay sẽ trải dài từ Lê Thánh Tôn…
Đường hoa Tết Đinh Dậu năm nay sẽ trải dài từ Lê Thánh Tôn…
…đến Tôn Đức Thắng có tổng chiều dài khoảng 720m.
…đến Tôn Đức Thắng có tổng chiều dài khoảng 720m.
Trong đó đoạn từ giao lộ Lê Lợi - Nguyễn Huệ được chia làm ba phân đoạn chính: Mùa xuân trên thành phố mang tên Bác; Thành phố văn minh - hiện đại - nghĩa tình; Khát vọng ngời sáng.
Trong đó đoạn từ giao lộ Lê Lợi - Nguyễn Huệ được chia làm ba phân đoạn chính: Mùa xuân trên thành phố mang tên Bác; Thành phố văn minh - hiện đại - nghĩa tình; Khát vọng ngời sáng.

Khu vực Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được trang trí những luống hoa dọc theo hai làn hoa hiện hữu với 36 chậu mai vàng, điểm xuyến sắc hồng hoa đào ngày Tết tạo thành con đường đường rực rỡ sắc xuân dẫn đến Tượng đài Bác Hồ.

Phía sau tượng đài Bác, hai hàng mai vàng tạo nền cho đóa hoa sen nhẹ nhàng, ấm áp xoay quanh Tượng đài Bác. Những cánh sen hồng ban ngày hiện lên trên nền mai vàng như một đóa hoa khổng lồ khoe sắc dưới ánh nắng ngày xuân, ban đêm những cánh sen tỏa sáng mang lại vẻ đẹp rực rỡ, lung linh cho đại cảnh “Việt Nam đẹp nhất tên Người”.

Khởi đầu của phân đoạn “Mùa xuân trên Thành phố mang tên Bác”, ngay giao lộ đường Lê Lợi- Nguyễn Huệ là cổng Đường hoa 2017.
Khởi đầu của phân đoạn “Mùa xuân trên Thành phố mang tên Bác”, ngay giao lộ đường Lê Lợi- Nguyễn Huệ là cổng Đường hoa 2017.
Với đại cảnh “Xuân sum họp” khắc họa hình ảnh gia đình gà đầm ấm, sung túc, sum vầy, biểu tượng của năm Đinh Dậu được đặt ở vị trí trung tâm với gà trống cao 3,5m, gà mái cao 2,8m và 15 chú gà con cao 0,6m.
Với đại cảnh “Xuân sum họp” khắc họa hình ảnh gia đình gà đầm ấm, sung túc, sum vầy, biểu tượng của năm Đinh Dậu được đặt ở vị trí trung tâm với gà trống cao 3,5m, gà mái cao 2,8m và 15 chú gà con cao 0,6m.
Thợ điện đang kiểm tra các công đoạn cuối cùng cho đường hoa.
Thợ điện đang kiểm tra các công đoạn cuối cùng cho đường hoa.
Điểm nhấn của phân đoạn số hai “Thành phố văn minh – hiện đại – nghĩa tình” là những mô hình kiến trúc tiêu biểu mang tính lịch sử của thành phố như Bến Nhà Rồng (hoàn tất xây dựng năm 1864), tòa nhà UBND TPHCM (hoàn tất xây dựng năm 1909), chợ Bến Thành (có từ đầu thế kỷ thứ 20), Cầu Phú Mỹ (cầu dây văng lớn nhất Thành phố, khánh thành 2-9-2009).
Điểm nhấn của phân đoạn số hai “Thành phố văn minh – hiện đại – nghĩa tình” là những mô hình kiến trúc tiêu biểu mang tính lịch sử của thành phố như Bến Nhà Rồng (hoàn tất xây dựng năm 1864), tòa nhà UBND TPHCM (hoàn tất xây dựng năm 1909), chợ Bến Thành (có từ đầu thế kỷ thứ 20), Cầu Phú Mỹ (cầu dây văng lớn nhất Thành phố, khánh thành 2-9-2009).

Những chú gà đủ sắc màu.
Những chú gà đủ sắc màu.
Người dân tập trung khá đông tại các đoạn cắt của rào chắn để chụp ảnh.
Người dân tập trung khá đông tại các đoạn cắt của rào chắn để chụp ảnh.
Rực rỡ sắc hoa.
Rực rỡ sắc hoa.
Đoạn gần Huỳnh Thúc Kháng.
Đoạn gần Huỳnh Thúc Kháng.
Những hình ảnh đặc trưng của TPHCM được thể hiện trên gốm sứ.
Những hình ảnh đặc trưng của TPHCM được thể hiện trên gốm sứ.
Gia đình gà đi xe đạp cho người xem liên tưởng đến hình ảnh người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó, giỏi việc nước, đảm việc nhà.
Gia đình gà đi xe đạp cho người xem liên tưởng đến hình ảnh người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó, giỏi việc nước, đảm việc nhà.
Đoạn giao với đường Tôn Đức Thắng, ngay bến Bạch Đằng.
Đoạn giao với đường Tôn Đức Thắng, ngay bến Bạch Đằng.
Kiểm tra, chỉnh sửa lại một số hạng mục.
Kiểm tra, chỉnh sửa lại một số hạng mục.
Cột chủ quyền quần đảo Trường Sa.
Cột chủ quyền quần đảo Trường Sa.
Thợ gia công đang bổ sung thêm một số chậu hoa.
Thợ gia công đang bổ sung thêm một số chậu hoa.
Búp măng non- biểu tượng của thế hệ kế thừa, sự tiếp nối.
Búp măng non- biểu tượng của thế hệ kế thừa, sự tiếp nối.

80.000 chậu hoa tươi "vẽ" nên đường hoa Cần Thơ

Mô hình chú gà trống cách điệu
Mô hình chú gà trống cách điệu

Đường hoa được xây dựng với chủ đề “Sắc xuân đất nước” được hình thành với trên 80.000 chậu hoa tươi và các loại cây trái đặc sản của vùng ĐBSCL và một số loại hoa trái khác từ thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Với chiều dài 320m, đường hoa nghệ thuật được chia làm 4 đoạn, mỗi đoạn với chủ đề riêng. Đặc biệt, đường hoa còn trang trí mô hình chú gà trống cách điệu cao 3,5m, cứ sau 15 phút chú gà này lại vỗ cánh và cất tiếng gáy.

Đường hoa Cần Thơ khai mạc tối qua, 24/1 (27 Tết)
Đường hoa Cần Thơ khai mạc tối qua, 24/1 (27 Tết)
Xuân Tây Nguyên cũng được tái hiện ở đường hoa Cần Thơ
Xuân Tây Nguyên cũng được tái hiện ở đường hoa Cần Thơ
Ngắm đường hoa Nguyễn Huệ trước giờ G - 22

Đường hoa Cần Thơ năm nay được hình thành với trên 80.000 chậu hoa tươi và các loại cây trái của vùng ĐBSCL
Đường hoa Cần Thơ năm nay được hình thành với trên 80.000 chậu hoa tươi và các loại cây trái của vùng ĐBSCL

Cùng với đường hoa, đường đèn nghệ thuật của thành phố cũng được thắp sáng từ ngày 22/12/2016. Đường đèn năm nay được thực hiện trên các tuyến đường như: Hòa Bình, 30/4, Lê Lợi, Hai Bà Trưng, Quang Trung, khu vực hồ Xáng Thổi và đèn nghệ thuật cầu Cần Thơ.

Ngắm đường hoa Nguyễn Huệ trước giờ G - 24

Du khách trong và ngoài nước tham quan đường hoa
Du khách trong và ngoài nước tham quan đường hoa

Với hai chủ đề “Vươn lên tỏa sáng” và “Cần Thơ phát triển và hội nhập” trên suốt 2 tuyến đường Hòa Bình và 30/4, đèn được cấu tạo bằng nhiều hình tượng bắt mắt, đa dạng về màu sắc như: Cụm đèn hoa mai, hoa cúc, hoa sen, đờn kìm, cờ Đảng,… cùng hàng trăm biểu tượng đèn hoa khác đan xen tỏa sáng rực rỡ.

Đường hoa nghệ thuật phục vụ khách tham quan trong 9 ngày, từ 24/1 – 2/2.

Phạm Nguyễn - Phạm Tâm - Nhật Huy