Bí thư Thành ủy Hà Nội:
“Nạo vét Hồ Gươm là một quyết định rất khó khăn”
(Dân trí) - Ở góc độ nào đó, việc nạo vét Hồ Gươm so với những việc khác của thành phố không hẳn là lớn, nhưng lại rất nhạy cảm, rất khó khăn để đi tới một quyết định”, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Phạm Quang Nghị nói.
Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Phạm Quang Nghị
Mặt được từ lễ hội hoa rất cơ bản, nhưng trước, trong và sau lễ hội hoa cũng có nhiều ý kiến khác nhau. “Điều này cho thấy xã hội, dư luận yêu cầu chúng ta cao như thế nào”, ông Nghị phân tích.
Ông Nghị cho biết, thành phố mong muốn lắng nghe chân thành và cầu thị để những hoạt động tiếp theo làm tốt hơn. Tuy nhiên, thành phố cũng hi vọng các ý kiến khen chê xác đáng, xây dựng, tránh khen một chiều, chê một chiều.
Ý kiến thứ nhất cho rằng, việc nạo vét sẽ giúp môi trường tốt hơn, nước hồ Gươm sâu hơn, đảm bảo môi trường sinh tồn lâu dài của Cụ Rùa. Nhưng luồng ý kiến khác lại đề nghị để nguyên như hiện tại và coi đó là lựa chọn tốt nhất.
Theo ông Nghị, sở dĩ như vậy vì Hồ Gươm được nhìn nhận không chỉ là cảnh quan du lịch, sinh thái bình thường mà là hồ gắn liền với truyền thuyết, lịch sử, tín ngưỡng, tâm linh, với tình cảm nên làm hay không làm đều nhiều ý kiến và đều hết sức đắn đo.
Thành phố không thể đành lòng để Hồ Gươm mỗi ngày một khô cạn, mỗi ngày một suy thoái về môi trường, nhưng theo ông Nghị, bắt tay vào làm là “đầy lo lắng”… Cụ Rùa nổi lên hay không nổi lên, nổi lên ít hay nổi lên nhiều cũng rất nhiều ý kiến bình luận.
Mới đây, UBND TP đã kết luận, đợt thí điểm hút bùn cải tạo hồ Gươm theo công nghệ Đức vừa qua đã cho tín hiệu tốt. Kết quả quan trắc cho thấy, điều kiện lý hóa, môi trường nước tại thời điểm trước và sau khi nạo vét hầu như không thay đổi, chỉ số khí độ… đạt yêu cầu. Đặc biệt, sau khi hút bùn, nồng độ tảo độc trong nước đã giảm rõ rệt. Việc hút bùn cũng không làm xáo động đời sống của các loài động vật thủy sinh sống ở tầng đáy. Từ những kết quả đạt được, UBND TP đồng ý tiếp tục triển khai nạo vét toàn bộ Hồ Gươm. |