1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Nâng cả ngôi chánh điện 2.000 tấn lên cao... 3m

(Dân trí) - Ngôi chánh điện chùa Huệ Nghiêm (quận Bình Tân, TPHCM) nặng khoảng 2.000 tấn được nâng cao thêm 3m trong khoảng thời gian 40 ngày. Kỹ sư Nguyễn Văn Cư với đôi bàn tay “phù thủy” cùng 20 công nhân đã biến công việc tưởng chừng không tưởng này trở nên… cực kỳ đơn giản.

Hình ảnh quá trình nâng nNgôi chánh điện 2.000 tấn.

Ông Cư (áo trắng) và đội ngũ công nhân của mình bên ngôi chánh điện nặng 2000 tấn
Ông Cư (áo trắng) và đội ngũ công nhân của mình bên ngôi chánh điện nặng 2000 tấn
Có thể thấy hệ thống kích nâng rất ổn định khi các vật dụng treo tường vẫn giữ nguyên không tháo dỡ
Có thể thấy hệ thống kích nâng rất ổn định khi các vật dụng treo tường vẫn giữ nguyên không tháo dỡ
Ngay cả Tôn tượng Thích Ca Mâu Ni vẫn tại vị trong lúc thi công
Ngay cả Tôn tượng Thích Ca Mâu Ni vẫn tại vị trong lúc thi công
Nền thềm cũ
Nền thềm cũ
Kích thủy lực của công trình yếu nhất là 80 tấn, mạnh nhất là 200 tấn
Kích thủy lực của công trình yếu nhất là 80 tấn, mạnh nhất là 200 tấn

Lúc đầu, sau khi đã khảo sát, ông Cư dự định nâng chánh điện chùa Huệ Nghiêm trong 3 đợt mất khoảng 60 ngày. Nhưng sau đó ông đã rút ngắn thời gian nâng còn 2 đợt, mỗi đợt nâng là 1,5m trong 40 ngày.

Công nhân đang vận hành bàn điều khiển kích thủy lực chính nối với 30 kích thủy lực, mỗi kích có công suất nâng 200 tấn
Công nhân đang vận hành bàn điều khiển kích thủy lực chính nối với 30 kích thủy lực, mỗi kích có công suất nâng 200 tấn
Đây là một trong hai bàn điều khiển phụ nối với 30 kích thủy lực còn lại, mỗi kích công suất nâng khoảng 80 tấn
Đây là một trong hai bàn điều khiển phụ nối với 30 kích thủy lực còn lại, mỗi kích công suất nâng khoảng 80 tấn

Tính đến hôm nay, trừ đi khoảng thời gian gia cố trụ ban đầu, ông nâng được 1,55m trong vòng 5 ngày.

Hai mươi ngày sau, ông Cư sẽ tiến hành nâng đợt 2 để chuyển sang giai đoạn hoàn thành.

Kích thủy lực nâng chính nằm ở giữa, hai trụ phụ hai bên
Kích thủy lực nâng chính nằm ở giữa, hai trụ phụ hai bên
Theo ông Cư, sau mỗi lượt nâng 9cm ở trụ chính, các trụ phụ sẽ được cơi nới, nêm bằng thủ công. Sau khi gia cố chắc chắn các trụ phụ, công nhân tiến hành nâng cao thêm phần đế cho kích thủy lực ở trụ chính
Theo ông Cư, sau mỗi lượt nâng 9cm ở trụ chính, các trụ phụ sẽ được cơi nới, nêm bằng thủ công. Sau khi gia cố chắc chắn các trụ phụ, công nhân tiến hành nâng cao thêm phần đế cho kích thủy lực ở trụ chính
Đến độ cao nhất định, phần đế của kích thủy lực thay bằng các thanh “I”. Các thanh “I” sau đó đóng vai trò cốt thép cho trụ bê tông khi hoàn thành
Đến độ cao nhất định, phần đế của kích thủy lực thay bằng các thanh “I”. Các thanh “I” sau đó đóng vai trò cốt thép cho trụ bê tông khi hoàn thành

Cột chính của chánh điện được cắt ngang trước khi tiến hành lắp kích thủy lực. Theo ông Cư, giai đoạn 2 sẽ lắp thêm 20 kích thủy lực, nâng tổng số kích lên thành 80 để kịp tiến độ nâng ngôi chánh điện nặng 2000 tấn trong 40 ngày.

Cột chính của chánh điện được cắt ngang trước khi tiến hành lắp kích thủy lực. Theo ông Cư, giai đoạn 2 sẽ lắp thêm 20 kích thủy lực, nâng tổng số kích lên thành 80 để kịp tiến độ nâng ngôi chánh điện nặng 2000 tấn trong 40 ngày.

Chùa Huệ Nghiêm nổi tiếng với kỷ lục hai bộ kinh Giới Kinh Tỳ Kheo và bộ kinh Phạm Võng được dát vàng.

Giới Kinh Tỳ Kheo được chạm khắc tinh tế trên đỉnh mái vòm của đức phật Tỳ Lô. Có đến 5.400 chữ của 250 Giới Kinh Tỳ Kheo được dát vàng 24k.

Còn bộ kinh Phạm Võng được áp trên bốn mặt tường bao quanh Giới Đài, có tổng cộng hơn 16.000 chữ của bộ kinh Phạm Võng được khắc vuông vắn, đều đặn, hàng lối ngay ngắn.

Các chữ đều được dát vàng 24k tươi sáng, nét chữ hài hòa, trang nhã. Còn Phật đài ngự trên bậc tam cấp vòng thành xây từ đá hoa cương. Trên mỗi bậc tam cấp đều chạm nổi hình Hộ Pháp. Tổng cộng có 72 vị Hộ Pháp được chạm khắc tinh tế, đường nét thanh thoát, uy nghi, mỗi vị mỗi vẻ...

Ngoài hai bộ kinh được dát vàng và áp trên tường, chùa còn giữ hai kỷ lục Guinness Việt Nam, bộ cửa bằng gỗ lim khắc nổi Bát Bộ Kim Cương và Thập Nhị Địa Chi Thần lớn nhất, pho tượng Phật A Di Đà cao 8 mét, nặng 16 tấn được chế tác từ nguyên khối gỗ giáng hương bông lớn nhất.

Ngoài ra, chùa còn có bộ cửa được chạm khắc rất điêu luyện, đường nét công phu, chi tiết và sống động, nhìn vào rất có hồn khí, kỳ ảo. Sách Kỷ lục Guinness Việt Nam đã công nhận bộ cửa bằng gỗ lim khắc nổi Bát Bộ Kim Cương và Thập Nhị Địa Chi Thần là lớn nhất Việt Nam.

Phạm Nguyễn