1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Quảng Bình:

Lượm những gì còn sót lại để vực dậy...

(Dân trí) - Bão số 10 đổ bộ đã gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Quảng Bình, cướp đi tài sản, mồ hôi và nước mắt của người dân, khiến cuộc sống khó khăn càng chồng chất khó khăn. Bão đi qua, người dân tỉnh nghèo lại cố gượng dậy, thu dọn, sửa chữa nhà cửa từ đống đổ nát để ổn định lại cuộc sống.

Cơn bão số 10 hay còn gọi là Doksuri đổ bộ vào Quảng Bình đã khiến địa phương này gánh chịu thiệt hại vô cùng nặng nề. Bão đã làm 2 người chết, 180 người bị thương, hơn 40 ngàn ngôi nhà bị tốc mái, nhiều trường học hư hỏng. Theo thống kê của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình, bão đã khiến địa phương này thiệt hại ước tính khoảng 7.860 tỷ đồng.

Ông Võ Thanh Hà ở xã Quảng Đông đang phởi lại số gạo bị ướt do mưa bão
Ông Võ Thanh Hà ở xã Quảng Đông đang phởi lại số gạo bị ướt do mưa bão

Những ngày sau bão, gác lại những đau thương, mất mát do thiên tai gây ra, chính quyền và người dân Quảng Bình đang nỗ lực hết sức để khắc phục hậu quả. Những mái nhà tốc ngói đang dần được tu sửa, lợp lại, người dân cố gắng nhặt lượm những gì còn sót lại để vực dậy từ đống đổ nát.

"Cơn bão khiếp quá chú ạ, nhà tui bị lật hết mái giờ cũng đang lợp lại, đồ đạc, lương thực trong nhà ướt hết. Tranh thủ mà sửa chữa nhà cửa, phơi lại lúa gạo đồ đạc chứ ít bữa mưa xuống lại không có chỗ mà trú, không có cái mà ăn", ông Võ Thanh Hà (52 tuổi), thôn Minh Sơn, xã Quảng Đông tâm sự.

Người dân Quảng Bình đang cố gắng gượng dậy, khắc phục khó khăn do bão để sớm ổn định cuộc sống
Người dân Quảng Bình đang cố gắng gượng dậy, khắc phục khó khăn do bão để sớm ổn định cuộc sống

Tại nhiều trường học ở Quảng Bình, trong sáng nay, công tác giảng dạy đã được bắt đầu trở lại, tuy nhiên theo ghi nhận nhiều trường học vẫn còn ngổn ngang, nhiều ngôi trường bị tốc mái vẫn chưa thể tu sửa. Việc sửa chữa những phòng học tốc mái, hư hỏng vẫn đang được thầy và trò các trường tranh thủ khắc phục.

Bên cạnh đó, bão số 10 cũng đã khiến lâm, nông nghiệp Quảng Bình thiệt hại khoảng 4 ngàn tỷ đồng, đặc biệt là trên 6,6 ngàn ha cao su đã bị gãy đổ, hư hỏng nghiêm trọng. Để hạn chế thiệt hại do bão gây ra, người dân tại tỉnh Quảng Bình đang tìm mọi biện pháp để cứu những cây cao su, tiêu và các loại cây ăn quả bị đổ, cắt bỏ những cây bị gãy. Bên cạnh đó hàng ngàn ha sắn bị đổ sạp do bão cũng đang được những người nông dân tiến hành thu hoạch sớm để tránh thiệt hại nặng hơn.

“Còn người còn của, thiên tai giáng xuống thì biết làm răng giờ, thôi thì bão qua cố gắng mà vực dậy, tiếp tục làm ăn thôi. Tui có gần 2ha cao su đổ gần hết, hôm qua phải thuê máy dựng lên để khôi phục lại, tiếp tục làm kinh tế”, ông Nguyễn Anh Dũng, một người dân tại thôn Sen, xã Hòa Trạch, Bố Trạch chia sẻ.

Tại huyện Bố Trạch, người trồng cao su đang cố gắng cắt bỏ những cây bị gãy, dựng lại những cây cao su bị đổ, bật gốc để khôi phục sản xuất
Tại huyện Bố Trạch, người trồng cao su đang cố gắng cắt bỏ những cây bị gãy, dựng lại những cây cao su bị đổ, bật gốc để khôi phục sản xuất

Còn tại các làng biển ở Quảng Bình, những người ngư dân cũng đang dần ổn định lai cuộc sống. Ghi nhận của phóng viên tại xã biển Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, ngư dân ở đây đang tích cực sửa chữa những tàu thuyền hư hỏng do bão, chuẩn bị ngư lưới cụ để sẵn sàng cho những chuyến ra khơi.

Con đường ven biển tại xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch bị đất cát phủ lấp trong bão số 10
Con đường ven biển tại xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch bị đất cát phủ lấp trong bão số 10
Người dân Quảng Bình mua ngói về tu sửa lại ngôi nhà hư hỏng
Người dân Quảng Bình mua ngói về tu sửa lại ngôi nhà hư hỏng
Lượm những gì còn sót lại để vực dậy... - 6
Người dân vùng bão đang cố gắng gượng dậy từ những đống đổ nát
Người dân vùng bão đang cố gắng gượng dậy từ những đống đổ nát
Một người dân tại xã Quảng Đông sửa chữa lại mái nhà bị gió bão làm tốc ngói
Một người dân tại xã Quảng Đông sửa chữa lại mái nhà bị gió bão làm tốc ngói
Những người nông dân tại huyện Bố Trạch tranh thủ thu hoạch sắn bị đổ do bão tránh thiệt hại nặng hơn
Những người nông dân tại huyện Bố Trạch tranh thủ thu hoạch sắn bị đổ do bão tránh thiệt hại nặng hơn
Lượm những gì còn sót lại để vực dậy... - 10
Ngư dân sửa chữa tàu thuyền, ngư lưới cụ sẵn sàng vươn khơi
Ngư dân sửa chữa tàu thuyền, ngư lưới cụ sẵn sàng vươn khơi
Các thầy giáo Trường THCS Quảng Châu thu dọn đống đổ nát sau bão để sớm ổn định công tác giảng dạy
Các thầy giáo Trường THCS Quảng Châu thu dọn đống đổ nát sau bão để sớm ổn định công tác giảng dạy
Em Đinh Nữ Như Quỳnh, một học sinh tại huyện Minh Hóa đang phơi lại sách vở bị ướt trong bão để có sách phục vụ học tập.
Em Đinh Nữ Như Quỳnh, một học sinh tại huyện Minh Hóa đang phơi lại sách vở bị ướt trong bão để có sách phục vụ học tập.
Cơn bão số 10 đã làm sập 122 ngôi nhà với mức thiệt hại trên 70% của người dân huyện Minh Hóa. Sau khi bão đi qua, hầu hết gia đình có nhà bị sập tại địa phương này trở nên rất khó khăn.
Cơn bão số 10 đã làm sập 122 ngôi nhà với mức thiệt hại trên 70% của người dân huyện Minh Hóa. Sau khi bão đi qua, hầu hết gia đình có nhà bị sập tại địa phương này trở nên rất khó khăn.
Lượm những gì còn sót lại để vực dậy... - 15
Ngành điện lực Quảng Bình gấp rút sửa chữa, khắc phục sự cố điện do bão gây ra
Ngành điện lực Quảng Bình gấp rút sửa chữa, khắc phục sự cố điện do bão gây ra

Phân bổ 500 tấn gạo hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng do bão số 10

UBND tỉnh Quảng Bình vừa mới ban hành Quyết định về việc phân bổ gạo dự trữ Quốc gia cho các huyện, thị xã để hỗ trợ khẩn cấp cho người dân bị ảnh hưởng do bão số 10.

Theo đó, 500 tấn gạo đã được phân bổ về các huyện, thị xã chịu ảnh hưởng của bão số 10, trong đó, huyện Minh Hóa 200 tấn, huyện Tuyên Hóa 100 tấn, huyện Quảng Trạch 100 tấn, huyện Bố Trạch 50 tấn và thị xã Ba Đồn 50 tấn.

UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên và các huyện, thị xã tổ chức giao, nhận và hướng dẫn các địa phương cấp phát khẩn trương, đúng đối tượng, chế độ quy định và phù hợp với tình hình khó khăn thực tế tại các địa phương.

Tiến Thành - Đặng Tài