1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Thừa Thiên - Huế:

Lung linh đêm hội hoa đăng 705 năm “công chúa Huyền Trân mở cõi”

(Dân trí) - Tối mồng 9 tết, tại thiền viện Hương Vân (núi Ngũ Phong, phường An Tây, TP Huế), đêm hội hoa đăng tưởng nhớ 705 năm công chúa Huyền Trân - con gái vua Trần gạt lệ ra đi làm dâu xứ người nhằm đổi đất cho Đại Việt đã diễn ra trong sự trang nghiêm.

Theo sử cũ vào năm 1306, vua Chàm là Chế Mân (Jaya Simhavarman III) sai sứ dâng chiếu tới vua của Đại Việt bấy giờ là Trần Anh Tông để cầu hôn với công chúa Huyền Trân, em của vua, con gái của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Vua Trần bằng lòng gả cho Chế Mân và nhận hai châu Ô và Rí (châu Lý) - tổng cộng khoảng ngàn dặm vuông mà Chế Mân dâng làm vật sính lễ. Đất này sau chính là các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng và một phần Quảng Nam.

 

Một năm sau, vua Chế Mân băng hà, công chúa Huyền Trân trở về quê cũ, sau đó vì không thiết tới chuyện tái giá nên bà đã rũ bỏ bụi trần lên chùa đi tu lấy tên là Hương Tràng. Năm 50 tuổi, ni sư viên tịch. Tương truyền rằng, công chúa thường hiển linh phò trợ cứu dân, nên dân chúng lập đền thờ, các triều đại về sau đều có sắc phong bà làm thần.

 

Mùa xuân Bính Tuất 2006, nhân kỷ niệm 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế, khu đền thờ công chúa Huyền Trân đã được dựng lên tại núi Ngũ Phong, phường An Tây nhằm tưởng nhớ công lao của công chúa năm xưa dấn thân ngàn dặm đi mở nước. Đến nay được xem là công trình văn hóa tâm linh duy nhất trên cả nước về công chúa Huyền Trân.
 

 

Lung linh đêm hội hoa đăng 705 năm “công chúa Huyền Trân mở cõi” - 1

6.000 đèn hoa đăng thắp sáng đền thờ Huyền Trân

Đêm hội hoa đăng tại thiền viện Hương Vân thuộc đền Huyền Trân có quy mô lớn nhất từ trước đến nay tập trung 3.000 tăng, ni, sư và thanh thiếu niên với 6.000 đèn hoa sen thắp nến làm chủ đạo. Trong 1 giờ đồng hồ hội diễn ra, nhiều tiết mục cô đọng đầy cảm xúc nhằm tri ân công chúa đã đem đến cho khán giả một buổi tiệc nghệ thuật thật sự.


Lung linh đêm hội hoa đăng 705 năm “công chúa Huyền Trân mở cõi” - 2

Đêm lễ hội bắt đầu
Lung linh đêm hội hoa đăng 705 năm “công chúa Huyền Trân mở cõi” - 3
Các sư thầy cầm hoa đăng đứng cầu nguyện
Lung linh đêm hội hoa đăng 705 năm “công chúa Huyền Trân mở cõi” - 4

Hoa đăng thể hiện lòng thành tâm và sự biết ơn công chúa
Lung linh đêm hội hoa đăng 705 năm “công chúa Huyền Trân mở cõi” - 5

Màu áo đạo vàng cửa Phật là nơi chốn mà Huyền Trân cuối đời đã nương náu để giúp đời
Lung linh đêm hội hoa đăng 705 năm “công chúa Huyền Trân mở cõi” - 6

Nhắm mắt - tĩnh lặng
Lung linh đêm hội hoa đăng 705 năm “công chúa Huyền Trân mở cõi” - 7

Hàng ngàn thanh, thiếu niên mang đèn trên tay
Lung linh đêm hội hoa đăng 705 năm “công chúa Huyền Trân mở cõi” - 8

Tất cả hướng chăm chú vào đêm lễ hội
Lung linh đêm hội hoa đăng 705 năm “công chúa Huyền Trân mở cõi” - 9

Nụ cười của lòng thành kính
Lung linh đêm hội hoa đăng 705 năm “công chúa Huyền Trân mở cõi” - 10

Dâng đèn hoa đăng
Lung linh đêm hội hoa đăng 705 năm “công chúa Huyền Trân mở cõi” - 11

Múa đèn
Lung linh đêm hội hoa đăng 705 năm “công chúa Huyền Trân mở cõi” - 12

Đền thờ công chúa Huyền Trân bừng sáng trong đêm tối
Lung linh đêm hội hoa đăng 705 năm “công chúa Huyền Trân mở cõi” - 13

Lục cúng hoa đăng - điệu múa Cung đình gắn liền với nhà Phật để tưởng nhớ công chúa
Lung linh đêm hội hoa đăng 705 năm “công chúa Huyền Trân mở cõi” - 14

Vũ khúc Chămpa - kỷ niệm những tháng ngày công chúa Huyền Trân làm vợ vua Chế Mân
Lung linh đêm hội hoa đăng 705 năm “công chúa Huyền Trân mở cõi” - 15

Đêm hội hoa đăng Huyền Trân trang nghiêm, uy nghi tối mồng 9 tháng Giêng đã ghi tên mình vào chuỗi lễ hội đặc sắc dịp Tết ở Huế

Đại Dương