1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Lần theo dấu vết sao la cực quý hiếm tại Phong Nha – Kẻ Bàng

(Dân trí) - Một cá thể động vật nghi là Sao la mới đây đã được phát hiện tại vùng lõi của vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) khi lọt vào bẫy ảnh của giới nghiên cứu khoa học. Đây là loài động vật vô cùng quý hiếm đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng.

Ngày 2/3, thông tin từ vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng cho biết, trong quá trình bẫy ảnh ở rừng nguyên sinh tại đây, lực lượng nghiên cứu khoa học đã bất ngờ thu được hình ảnh của một cá thể nghi là sao la, loài động vật cực kỳ quý hiếm, được xem là đại diện tiêu biểu nhất cho đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Khu vực bẫy ảnh phát hiện cá thể này được khẳng định nằm trong vùng lõi, khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt của Di sản Thiên nhiên thế giới vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho loài vật quý hiếm này trước mối đe dọa của nạn săn bắt động vật hoang dã, Ban quản lý vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã từ chối cung cấp thông tin về vị trí cụ thể phát hiện con vật.

Lần theo dấu vết sao la cực quý hiếm tại Phong Nha – Kẻ Bàng - 1

Hình ảnh về cá thể nghi là sao la vừa mới được chụp lại bằng bẫy ảnh. Ảnh: VQG Phong Nha – Kẻ Bàng

Cũng theo Ban quản lý vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, sau khi xem xét hình ảnh chụp lại, PGS.TS Nguyễn Xuân Đặng, Ủy viên Hội đồng Khoa học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, một trong những chuyên gia hàng đầu về động vật rừng của Việt Nam và riêng về sao la khẳng định rằng, 90% các dấu hiệu từ hình ảnh thu được là loài sao la. Lực lượng chuyên trách tại vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng cũng đồng tình với quan điểm này.

Sao la có tên khoa học là Pseudoryx nghetinhensis, là loài động vật có vú có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất, sống ở vùng rừng núi Trường Sơn. Vào tháng 5/1992, sao la được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới tại huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh). Đây được xem là phát hiện ấn tượng nhất của khoa học giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu XX, gây chấn động mạnh đối với khoa học thế giới. Sách Đỏ thế giới (IUCN) xếp sao la vào bậc Cực kỳ nguy cấp (CR).

Đặng Tài

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm