1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Kỳ diệu Việt Nam!

Thế mà đã 30 năm kể từ ngày chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam - ngày 30/4/1975. 30 năm đã là non nửa đời người, nhưng với lịch sử chỉ là một cái chớp mắt. Nhưng chỉ trong một vài cái chớp mắt của lịch sử, Việt Nam đã làm nên những điều kỳ diệu.

1 - Từ năm 1858 (khi Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam) đến ngày 30/4/1975 tròn 117 năm, toàn cõi Việt Nam mới thực sự sạch bóng kẻ thù,mới thực sự có độc lập với nghĩa đúng nhất. Để có ngày lịch sử đó, từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến 1975,Việt Nam phải đi qua hai cuộc kháng chiến cực kỳ khốc liệt và phải chiến thắng những kẻ thù mạnh tưởng như không thể thắng nổi. Cán bộ lão thành cách mạng, nhà văn hoá lớn Trần Bạch Đằng từng viết: Từ ngày 30/4/1975 đất nước thống nhất, không chỉ thống nhất về ý thức của mỗi người dân, thống nhất về nhà nước mà còn là thống nhất hoàn toàn về lãnh thổ.

 

Chiến thắng đó là minh chứng hùng hồn về sức mạnh Việt Nam, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc được nhân lên gấp bội bởi lòng yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam. Chiến thắng đó cũng minh chứng sự tuyệt vời của nghệ thuật quân sự, nghệ thuật chỉ đạo, tiến hành chiến tranh nhân dân của Đảng ta.

 

2 - Sau chiến tranh, dân tộc Việt Nam lại tiếp tục bị thử thách bởi cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài mà ngay cả những người có thiện chí với Việt Nam nhất cũng phải lo ngại. Thế nhưng, với sức mạnh toàn dân tộc, với niềm tin vào con đườngđúng đắn đã lựa chọn (xây dựng CNXH dưới sự lãnh đạo của Đảng, của những người lao động Việt Nam), Việt Nam đã làm được những việc tưởng như không thể để vượt qua thử thách một cách ngoạn mục, gây ngạc nhiên cho không ít quốc gia. Diệu kỳ thay, đổi mới nhưng không đánh mất mình mà phát huy sức mạnh truyền thống, Việt Nam đãlàm thay đổi cách nhìn của thế giới về một đất nước chỉgiỏitrong chiến tranh vệ quốc. Thêm một lần nữa, công cuộc đổi mớivà hội nhập (chưa có tiền lệ trong lịch sử Việt Nam) đã khẳng định trí tuệ và bản lĩnh của Đảng ta, dân tộc ta.

 

3 - Cái nhìn về 30 năm qua ở Việt Nam của một sốngười cố bám lấy thây ma đã thối rữa - chế độ ngụy quyền Sài Gòn - cho đến bây giờ vẫn còn đầy sự hằn học. Họ cố tình đánh tráo sự thật nhằm phủ nhận tất cả những gì đạt được của Việt Nam 30 năm quadưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.  

 

Nhưng ngược lại, phóng viên Peter Harvey (người Australia) của National Nine News sau khi đến Việt Nam, đã viết: 30 năm sau ngày giải phóng, mặc dù nhiều người Việt Nam vẫn đang sống vất vả, song "lòng quyết tâm mà họ đã thể hiện trong chiến tranh vẫn sống, đã và sẽ đưa họ vượt qua những thử thách hiện nay". Còn Brian Barron - một cựu phóng viên BBC từng tường thuật về chiến tranh Việt Nam - khẳng định: "Tôi từng thấy những nỗ lực cải cách kinh tếban đầu ở Việt Nam... Nhưng lần này, tầm mức thay đổi lớn đến nỗi sẽ rất khó để ngăn chặn những đổi thay". 

 

Thay đổi lớn của Việt Nam còn thể hiện ở chỗ Việt Nam khép lại qúa khứ, hướng tới tương lai. Cũnglà ông Brian Barronviết: "Mỹ - từng là kẻ thù, nhưng nay là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam... Tự thân điều này đã là tuyệt diệu sau những bi thương của cuộc chiến". Vậy tại sao có những người vẫn cứ bám lấy thây ma một thời để chống phá Việt Nam? Điều đó là đi ngược lại lịch sử.

 

4- Sự hoà hợp dân tộc là một nét của sự kỳ diệu Việt Nam. Ông Nguyễn Cao Kỳ - nguyên là Phó Tổng thống chế độ Sài Gòn, sau 30 năm trở về Việt Nam, mong muốn góp sức mình xây dựng đất nước. Và biết bao nhiêu người khác nữa cũng đã được trở về cội nguồn trong sự bao dung như vậy. Sức mạnh dân tộc, sự cao thượng của con người Việt Nam, vẻ đẹp lấp lánh của chế độ XHCN ở Việt Nam là ở chỗ đó. Ngay cả những người từng xa đất nước khi chưa có ý thức vậy mà dòng máu Việt sau 30 năm vẫn chảy trong tim.

 

Tháng 4/1975, lúc chính quyền Sài Gòn sắp sụp đổ, Chính phủ Mỹ đã thực hiện một "Operation Babylift" (Chiến dịch cầu hàng không trẻ em) với tổng kinh phí 2 triệu USD, để đưa hàng nghìn trẻ em Việt Nam từ các trại trẻ mồ côi ở Sài Gòn tới Mỹ và một số nước khác nhằm tô đậm hình ảnh nhân đạo của mình cũng như chuẩn bị một thế hệ người Việt không còn nguồn gốc. Nhưng kỳ diệu thay, 30 năm sau, nhiều cựu thành viên "Operation Babylift" và cựu con nuôi Việt Nam khác đã thành lập Nhóm Trẻ con nuôi Việt Nam quốc tế để tìm hiểu cội nguồn vàtổ chức về thăm quê hương. Sức sống của dòng máu Việt không bao giờ bị tàn lụi.

 

5- Nhà báo Frederik Balfour - thành viên trong đoàn nhà báo nước ngoài đến thăm Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 30 năm Giải phóng miền Nam, đã có bài viết về Việt Nam trên Tạp chí Business Week ngày 5/4 vừa qua, trong đó dẫn lời ông Milton Lawson (một luật sư thuộc Hãng Freshfields Bruckhaus Deringer) rằng: Với Việt Nam ngày nay, ngay cả người yếm thế nhất cũng sẽ nói mọi thứ đang tốt đẹp hơn ở hầu khắp mọi lĩnh vực! Thêm một điều kỳ diệu nữa: Việt Nam đã làm cho cả những người yếm thế nhất cũng phải thay đổi cách nghĩ, cách nhìn.

 

Tô Phán

Báo Lao Động