Nghệ An:
Khúc tráng ca Trường Sa: Anh nói đi 3 năm rồi về...
(Dân trí) - Ngồi trước ngôi mộ mới xây còn in màu vôi mới, mẹ đã khóc. Giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt khắc khổ in hằn bao nếp thời gian. Mẹ bảo anh “dối” mẹ, anh nói chỉ đi 3 năm rồi lại về. Thế mà anh đi mãi...
Thi thoảng nhớ con, mẹ lại lấy chiếc tráp đựng hồ sơ của gia đình ra xem. Bên trong tráp, những bức ảnh anh Nam chụp cùng đồng đội ngày mới đi lính được xếp cẩn thận. Tờ giấy báo tử còn rõ nét mực mà ở phần địa chỉ mai táng chỉ vẻn vẹn hai chữ “Mất tích”, luôn khiến tim mẹ nhói đau.
Ngày đó, cùng đi bộ đội với anh Nam còn có một số người trong làng. Từ những bức ảnh chụp chung, tôi tìm đến anh Hồ Sỹ Hồng, cũng trú tại xóm 7, xã Thượng Sơn, là người bạn từ thuở nhỏ, đồng đội với anh Nam tại Lữ đoàn 215 trước lúc hy sinh.
Anh Hồng nhớ lại: “Ngày đi lính chúng tôi còn trẻ lắm, chưa đứa nào có người yêu cả, nghĩ rằng hoàn thành nghĩa vụ với Tổ quốc đã rồi hẵng tính chuyện cá nhân. Thế mà, bây giờ đứa còn đứa mất. Hồi đầu, sau thời gian huấn luyện tại Hải Phòng, chúng tôi được điều động vào Cam Ranh tham gia các chuyến tàu vận tải để xây dựng đảo. Tôi ở tàu 503, còn Nam theo tàu 604. Khi nhận được thông tin 3 tàu bị bắn chìm, tôi cứ mong không có bạn mình trong danh sách những người hy sinh, mất tích. Bây giờ, cứ nghĩ đến cảnh thân xác bạn vẫn nằm đâu đó giữa mênh mông biển khơi mà day dứt lắm”.
Ông bảo: “Hồi đó chú ấy vừa tốt nghiệp lớp 10 thì xung phong đi lính (năm 1986). Tôi thì đang đi bộ đội ở Lào chưa về nên cũng không biết chú ấy đi. Khi tôi về thì chú ấy đã theo đơn vị huấn luyện ở Quảng Ninh. Sau đó tôi vào miền Nam lập nghiệp, nghĩ là sau này khi chú Dương ra quân sẽ ở nhà chăm ông bà. Kể từ đó, chú ấy đi mãi, thậm chí từ lúc ra đi đến khi hy sinh cũng chưa kịp về thăm nhà lần nào. Ngay trước khi ra đảo, chú ấy cùng đoàn có một lần hành quân đi qua ga Chợ Thượng gần nhà nhưng cũng không kịp ghé thăm. Tội lắm, mỗi lần nhớ đến em, chúng tôi chỉ biết thắp hương bái vọng mà như đứt ra từng khúc ruột”.
Trong số 64 chiến sĩ đã hy sinh ngày 14/3/1988, Nghệ An có 10 người con đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc: 1- Trần Văn Minh, quê Đại Tân, Quỳnh Long, Quỳnh Lưu, Nghệ An. 2- Nguyễn Tất Nam, quê Thường Sơn, Đô Lương, Nghệ An. 3- Đậu Xuân Tư, quê Nghi Yên, Nghi Lộc, Nghệ An. 5- Phan Huy Sơn, quê Diễn Nguyên, Diễn Châu, Nghệ An. 7- Lê Bá Giang, quê Hưng Dũng, thành phố Vinh, Nghệ An. 8- Phạm Văn Dương, quê Nam Kim, Nam Đàn, Nghệ An. 9 - Hồ Văn Nuôi, quê Nghi Tiến, Nghi Lộc, Nghệ An. 10 - Vũ Đình Lương, quê Trung Thành, Yên Thành, Nghệ An. |
Trong số những người con Xứ Nghệ hi sinh ngày đó, chỉ duy nhất liệt sĩ Phan Huy Sơn là đã có gia đình. Những ngày này, xứ Nghệ vẫn chìm trong mưa rét, chúng tôi tìm đến ngôi nhà nhỏ của gia đình anh tại xóm 2, xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu. Trong căn nhà tối có người con trai lớn Phan Huy Hà năm nay đã 30 tuổi nhưng ngơ ngơ ngẩn ngẩn; cô con gái Phan Thu Trang nói “mẹ em (chị Trần Thị Ninh - vợ liệt sĩ Sơn) đi bỏ phân cho lúa chưa về”.
Thế là anh lại tạm biệt vợ con lên đường, những ngày anh về phép, cháu Trang được hoài thai. “Anh đi ngày 16, đến 27 tháng Giêng thì hy sinh. Khi nghe tin qua đài thông báo anh mất tích mà trời đất như sụp xuống, tôi cũng chẳng muốn sống nữa, nhưng cứ nghĩ đến đứa con tàn tật và đứa thứ 2 còn trong bụng chưa biết mặt bố mà phải gắng gượng” - chị Ninh nói đoạn rồi bật khóc.
Trong số 8 liệt sĩ người Nghệ An hy sinh tại đảo Gạc Ma, còn 6 người vẫn chưa tìm thấy hài cốt. Có 2 liệt sĩ đã được tìm thấy và được đưa về an táng tại đất mẹ vào năm 2009, sau 21 năm nằm dưới lòng biển khơi.
Gia đình ông bà sinh được 5 người con và nuôi thêm một người cháu mồ côi Đậu Xuân Chân, là con anh ruột của ông Thuốt. Anh Chân cũng đã hy sinh tại chiến trường miền Nam năm 1965. Nói về người con trai thứ 3 Đậu Xuân Tư, ông Thuốt bồi hồi nhớ lại: “Nó nhập ngũ tháng 8/1985, Ngày nó hy sinh, tôi nghe phát thanh viên đọc tên con trên sóng phát thanh mà không tin là sự thật”.
Sau 21 năm anh Tư hy sinh, năm 2009 ông bà nhận được tin đã tìm thấy hài cốt của anh, dù không còn nguyên vẹn nhưng đó cũng là niềm an ủi lớn đối với gia đình.
Đầu năm 1988, khi chỉ còn 3 tháng nữa là ra quân, anh Nuôi được lệnh tăng cường từ Quảng Ninh vào Khánh Hòa tham gia lực lượng vận tải xây dựng Trường Sa. Một ngày cuối tháng Giêng năm 1988, đi làm đồng về gia đình nhận được hung tin anh Nuôi hy sinh. Mẹ như chết lặng. Bố anh thì sốc nặng, phát bệnh rồi qua đời 3 năm sau đó. Còn lại một mình mẹ chèo chống nuôi đàn con thơ dại và mong ngóng người con trai yêu thương của mình trở về. Sau 21 năm, khi một phần hài cốt của anh được tìm thấy đưa về quê hương thì mẹ mới tin rằng anh đã không còn.
Giờ đây, khi tuổi đã xế chiều, thỉnh thoảng mẹ vẫn đi bộ từ nhà ra nghĩa trang thăm con. Ngồi trước ngôi mộ mới xây còn in màu vôi mới, thắp nén hương thơm lên mộ con, mẹ đã khóc. Giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt khắc khổ đã in hằn bao nếp thời gian. Mẹ bảo anh “dối” mẹ, anh nói chỉ đi 3 năm rồi lại về. Thế mà anh đi mãi…
Đầu năm 1988, trong chiến dịch giữ đảo, chống lại sự bành trướng của quân xâm lược Trung Quốc, các đơn vị vận tải hải quân được lệnh vận chuyển khí tài ra xây dựng đảo. Ngày 14/3/1988, tại 3 đảo đá ngầm Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin thuộc cụm đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa, trong lúc các lực lượng công binh Hải quân quân đội nhân dân Việt Nam đang tiến hành tiếp cận xây dựng đảo thì đã bị các tàu chiến trang bị vũ khí hạng nặng của quân Trung Quốc bắn cháy và bắn chìm 3 tàu vận tải HQ604, HQ605 và HQ505. Cuộc chiến không cân sức đã khiến 64 chiến sĩ hải quân nước ta hy sinh và nhiều chiến sĩ khác bị thương. Trước họng súng của kẻ thù, các chiến sĩ hải quân đã anh dũng, kiên cường quyết tâm giữ được đảo Len Đao, Cô Lin. Còn đảo Gạc Ma từ đó đến nay đã bị Trung Quốc chiếm giữ. |