1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Khánh Hòa:

Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma - Một biểu tượng của ý chí quật cường

(Dân trí) - “Công trình tưởng niệm chưa hoàn thành nhưng có nhiều người là đồng đội, thân nhân, người dân đến thăm viếng. Có thể nói, đây như là một công trình của sự hội tụ những tấm lòng luôn hướng về 64 bông hoa biển bất tử”, ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nói.

Sáng nay (15/7), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp cùng UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức khánh thành giai đoạn 1, Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma tại bắc bán đảo Cam Ranh, Khánh Hòa. Dự lễ có 300 đại biểu cùng thân nhân 64 gia đình liệt sĩ Gạc Ma.

Tại lễ khánh thành giai đoạn 1, Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma có khoảng 300 đại biểu, lãnh đạo các đơn vị,... Ngoài ra, buổi lễ cũng có sự hiện diện của 64 gia đình liệt sĩ Gạc Ma cùng nhiều cựu binh Trường Sa.

Tại buổi lễ, ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện với tinh thần khẩn trương, tâm huyết, trách nhiệm, Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma đã hoàn thành giai đoạn 1, với mong muốn như một biểu tượng của lòng yêu nước, ý chí quật cường của quân và dân ta, biểu tượng của tình đoàn kết dân tộc.

“Công trình tưởng niệm chưa hoàn thành nhưng có nhiều người là đồng đội, thân nhân, người dân đến đây thăm viếng. Có thể nói, đây như là một công trình của sự hội tụ những tấm lòng luôn hướng về 64 bông hoa biển bất tử”, ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh.

Sau nghi lễ cắt băng khánh thành, các đại biểu cùng thân nhân các gia đình liệt sĩ đã đi tham quan toàn bộ khu tưởng niệm, thăm bảo tàng, nơi trưng bày các kỷ vật do gia đình hiến tặng, trồng cây xanh lưu niệm…

Không ít thân nhân liệt sĩ khi vào thăm khu trưng bày kỷ vật về các chiến sĩ Gạc Ma đã bật khóc. Họ cho biết, dù đường xa, sức yếu nhưng khi nghe khánh thành Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma thì rất mừng, tạm gác mọi công việc lao động hàng ngày để vào Cam Ranh.

Ngày 14/3/1988, quân đội Trung Quốc đã dùng vũ lực cưỡng chiếm đảo Gạc Ma thuộc chủ quyền của Việt Nam. Lực lượng Hải quân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu bảo vệ lãnh thổ và chịu nhiều tổn thất, hy sinh.

Trong trận hải chiến không cân sức đó, thiệt hại của Việt Nam bao gồm 3 tàu bị bắn cháy và chìm, 64 chiến sĩ đã hy sinh, 11 chiến sĩ bị thương... Đến nay, đã 29 năm kể từ ngày trận hải chiến nổ ra, nhân dân Việt Nam vẫn khắc khoải tưởng nhớ, hướng về các anh hùng liệt sĩ đã hòa máu xương vào biển cả, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Toàn cảnh lễ khánh thành Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma được PV Dân trí thực hiện:

Dự lễ cũng có sự hiện diện của 64 gia đình liệt sĩ Gạc Ma cùng nhiều cựu binh Trường Sa
Dự lễ cũng có sự hiện diện của 64 gia đình liệt sĩ Gạc Ma cùng nhiều cựu binh Trường Sa
Gia đình liệt sĩ Gạc Ma hiến tặng tư liệu để trưng bày tại Khu tưởng niệm
Gia đình liệt sĩ Gạc Ma hiến tặng tư liệu để trưng bày tại Khu tưởng niệm
Ông Nguyễn Hòa, Thành viên Ban quản lý Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma, tiếp nhận di vật, tư liệu về chiến sĩ Gạc Ma
Ông Nguyễn Hòa, Thành viên Ban quản lý Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma, tiếp nhận di vật, tư liệu về chiến sĩ Gạc Ma
Các đại biểu TƯ và địa phương dự lễ khánh thành Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma
Các đại biểu TƯ và địa phương dự lễ khánh thành Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma
Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma - Một biểu tượng của ý chí quật cường - 5
Lễ dâng hương sau khi cắt băng khánh thành Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma
Lễ dâng hương sau khi cắt băng khánh thành Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma
Bia tưởng niệm 64 chiến sĩ trong sự kiện 14/3/1988 tại đảo Gạc Ma, Trường Sa
Bia tưởng niệm 64 chiến sĩ trong sự kiện 14/3/1988 tại đảo Gạc Ma, Trường Sa
Các đại biểu trồng cây lưu niệm ở khuôn viên bên sau Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma
Các đại biểu trồng cây lưu niệm ở khuôn viên bên sau Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma

Mẹ liệt sĩ Đào Kim Cương (Hà Tĩnh) run run đặt bàn tay lên di ảnh con tại Khu trưng bày kỷ vật về các chiến sĩ Gạc Ma
Mẹ liệt sĩ Đào Kim Cương (Hà Tĩnh) run run đặt bàn tay lên di ảnh con tại Khu trưng bày kỷ vật về các chiến sĩ Gạc Ma

Viết Hảo