1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Không công chức nào phải bồi hoàn tiền bồi thường người bị “xử” oan sai

(Dân trí) - Năm 2014, nhà nước phải thực hiện bồi thường công dân số tiền hơn 8,7 tỷ đồng nhưng chỉcó 8 công chức phải thực hiện việc hoàn trả tiền nhà nước phải bỏ ra để bồi thường cho người bị làm oan sai với tổng số tiền chỉ hơn 500 triệu đồng…

Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, năm 2014, cả nước đã thụ lý, giải quyết tổng số 101 vụ việc (trongđó có 45 vụ việc thụ lý mới), tăng 19 vụ việc so với cùng kỳ năm 2013. Các cơquan chức năng đã giải quyết xong 53/101 vụ việc, đạt tỷ lệ 52,4% (cao hơn 7,4% so với cùng kỳ năm 2013) với số tiền nhà nước phải bồi thường là hơn 8,7 tỷ đồng.

Câu hỏi đặt ra vớiđại diện Bộ Tư pháp là nhà nước thu lại được bao nhiêu tiền bồi hoàn từ những cán bộ làm sai khiến nhà nước phải trả tiền bồi thường người dân?

Phó Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước Trần Việt Hưng “đính chính” con số mới nhất thống kê đến chiều qua, 15/10 để báo cáo Quốc hội là có 94 vụ việc nhà nước phải thực hiện việc bồi thường thay vì con số 101 vụ (có 7 vụ việc bị thống kê trùng).
Không công chức nào phải bồi hoàn tiền bồi thường người bị “xử” oan sai
Chưa có vụ bồi thường oan sai trong tố tụng hình sự nào mà công chức làm sai phải bồi hoàn tiền cho nhà nước.

Còn việc thu tiền bồi hoàn, ông Hưng xác nhận, đây là nhiệm vụ khó khăn. Đến nay mới chỉ có 8 công chức thực hiện hoàn trả tiền nhà nước phải bỏ ra để bồi thường cho người bịlàm oan sai. Tổng số tiền 8 trường hợp này nộp lại cũng chỉ hơn 500 triệu đồng.

So với tổng sốtiền hơn 8 tỷ đồng nhà nước phải bồi thường tính đến thời điểm này của năm 2014, ông Hưng xác nhận là tỷ lệ rất thấp, lý do vì nguyên tắc, cán bộ công chức làm sai chỉ phải hoàn trả sau khi nhà nước đã chi tiền bồi thường cho người bị thiệt hại.

Ngoài ra, Phó Cục trưởng Cục bồi thường nhà nước cũng giải thích, chỉ trường hợp lỗi sai sót của công chức xảy ra do cố ý thì mới phải xét hoàn trả còn lỗi vô ý, theo quy định, người làm sai không phải thực hiện nghĩa vụ này.

Cũng theo ông Hưng, trong số 94 vụ việc đã thống kê, không có sai phạm trong tố tụng hình sựthì nào cán bộ cơ quan pháp luật nào phải hoàn trả tiền bồi thường.

Về tỷ lệ bồi hoàn, Phó Cục Trưởng Trần Việt Hưng cũng cho biết thêm quy định, người công chức có sai sót nếu bị truy tố hình sự về hành vi làm sai dẫn đến oan sai cho người dân, khiến nhà nước phải bồi thường thì phải hoàn trả 100% số tiền bồi thường ngân sách phải chi ra. Các trường hợp khác, mức bồi hoàn không vượt quá 36 tháng lương cơ bản.

Đáp lại bình luận về việc mức bồi hoàn như vậy chưa đủ sức răn đe, ông Hưng giải thích, khi làm luật Bồi thường nhà nước, cơ quan soạn thảo đã phải cân nhắc nhiều vấn đề này bởi nếu quy định quá “gắt” sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, quyết tâm của những người chịu trách nhiệm xử lý án như điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán.

Vì vậy, bên cạnh quy định về trách nhiệm bồi hoàn, hệ thống pháp luật còn đưa ra nhiều biện pháp khác để ràng buộc trách nhiệm của các cán bộ công chức trong hoạt động tố tụng hình sự.

Phó Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước dẫn ví dụ tại Nhật Bản, mỗi năm có hơn 2000 vụ nhà nước phải bồi thường công dân, trong đó hơn 200 vụ phát sinh trong quá trình tố tụng hình sự. Tuy vậy, nhiều chục năm qua, nước này cũng chưa có trường hợp nào công chức phải bồi hoàn tiền bồi thường cho công dân, để tránh áp lực tâm lý khiến các cơquan bảo vệ pháp luật phải “chùn tay” khi làm án.

Quan điểm của đại diện Bộ Tư pháp, cơ quan này đang đề xuất hướng tăng mức hoàn trả đối với lỗi cốý của công chức để trong chừng mực nhất định, củng cố tính răn đe của quy định.

Liên quan đến vấn đề chống oan sai, tại cuộc họp báo của Bộ Tư pháp, báo chí cũng quan tâm đến đề xuất quy định “quyền im lặng”của người bị bắt, bị tạm giam, tạm giữ… đang gây tranh luận nhiều chiều những ngày qua.

Vụ phó Vụ pháp luật hình sự, hành chính Trần Văn Dũng phân tích, hiện tại “quyền im lặng” được nhiều pháp luật tố tụng hình sự của nhiều quốc gia ghi nhận, để giúp người bị bắt, bị tạm giam, tạm giữ… thực hiện được quyền có người trợ giúp pháp lý và phần nào chống bức cung, nhục hình trong hoạt động điều tra, truy tố công dân.

“Dù không ghi nhận trực tiếp nhưng luật tố tụng hình sự của Việt Nam hiện tại đã thể hiện tư tưởng này ở quy định “người bị bắt, tạm giữ, tạm giam có quyền được trả lời” chứkhông phải là nghĩa vụ phải trả lời các cơ quan tố tụng. Điều đó có nghĩa, nếu không muốn, người bị bắt, tahm giam, tạm giữ có quyền im lặng và các cơ quan tốtụng phải có nghĩa vụ chứng minh tội phạm. Đây là một hình thức quy định gián tiếp quyền này” – ông Dũng lập luận.

Bình luận về việc có nên đưa quyền im lặng vào một quy định trực tiếp khi sửa Bộ luật Tố tụng hình sự tới đây, Vụ phó Trần Văn Dũng chỉ rõ, quyền này liên quan nhiều đến hoạtđộng trợ giúp pháp lý nên muốn quy định trong luật cũng cần cân nhắc khả năngđáp ứng nhu cầu của hoạt động trợ giúp pháp lý hiện nay.

Ông Dũng khái quát, thực tế, hoạt động này hiện nay còn nhiều bất cập khi số lượng luật sư và trợ giúp viên pháp lý còn hạn chế, sự phân bổ lực lượng này ở các địa bàn vùng miền cũng khác nhau. Nếu đã quy định thẳng trong luật thì buộc phải thực hiện mà với thực trạng hiện của hoạt động trợ giúp pháp lý hiện nay, theo ông Dũng, việc này rất khó khăn.

P.Thảo