1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Không cấp giấy kiểm dịch vì không biết... Bờ Biển Ngà

Ông Đặng Ái Việt - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TPHCM trả lời báo chí rằng, theo quy định của chi cục thì được quyền cứ 10 con giống lấy mẫu 1 con. Mẫu vật đem về cạo nhớt để xét nghiệm, cá chết thì làm sao còn mẫu để trả lại cho khách hàng (!)

Cách trả lời này là không thuyết phục, bởi số lượng "mẫu" bị lấy đi không trả lại đồng nghĩa với việc tước đoạt một giá trị tài sản không nhỏ của người nhập khẩu.

 

Riêng về quy trình lấy mẫu của chi cục cũng là điều đáng bàn. Trước khi nhập tôm, cá về phải xin phép chi cục (ở số 26H Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận, TPHCM) bằng một đăng ký kiểm hàng; khi hàng về đến sân bay Tân Sơn Nhất điện thoại cho cán bộ chi cục ra kiểm, sau đó cán bộ kiểm dịch ký vào biên nhận lấy mẫu và cho thông quan (đem hàng về). Như vậy nếu khi về chi cục kiểm phát hiện tôm, cá có dịch bệnh thì thử hỏi chi cục có đến đòi lại hàng được không hay bệnh đã phát tán đi khắp nơi rồi.

 

Cách kiểm dịch này là độc nhất vô nhị trên thế giới. Bởi cơ quan kiểm dịch là người gác cửa khẩu, phải có mặt thường xuyên ở cửa khẩu để kiểm tra, không ai phải điện thoại và phải báo trước để mời cán bộ ra kiểm. Cách kiểm cũng khác thường, cán bộ kiểm dịch không hề xem hồ sơ, chỉ đóng dấu đã kiểm và cho đem hàng về sau khi đã lấy mẫu - mẫu này để làm gì?

 

Và mới đây xảy ra một câu chuyện bi hài đến đau lòng. Chiều ngày 19/8, một ngày trước khi xuất lô hàng cá cảnh mẫu đi Bờ Biển Ngà (châu Phi), anh Đạt - nhân viên Công ty Thảo Nguyên - công ty cổ phần do các thành viên Hội Cá cảnh thành phố góp vốn - gọi đến số 4443184 (thuộc Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TPHCM ở 126 Phan Đăng Lưu) để hỏi về thủ tục đăng ký kiểm dịch lô hàng.

 

Anh Đạt cho biết người của chi cục bảo cứ đem hàng lên sân bay, tại đây sẽ có bộ phận cấp giấy kiểm định tại chỗ. Và người này cho anh Đạt 3 số điện thoại di động: 0903635467 (Quế Cường), 0913723679 - 0913912688 (Quý) yêu cầu anh Đạt liên hệ trước với những người này. Anh Đạt không chịu liên hệ trước với những người này qua số điện thoại cá nhân.

 

Sáng 20/8, cùng với khách hàng lên sân bay và gọi điện gặp ông Quế Cường. Ông Cường hỏi hàng xuất đi đâu? Trả lời là hàng xuất thử sang Bờ Biển Ngà, ông Cường trả lời là "chúng tôi không biết Bờ Biển Ngà ở đâu, không cấp giấy phép kiểm dịch cho anh được"! (Việc trả lời qua điện thoại này được nhiều phóng viên cùng nghe).

 

Kết quả phân loại học của Trung tâm Y tế dự phòng và Viện Pasteur (TPHCM) ngày 23/8 cho biết, ấu trùng được nhập từ Ukraina không phải là muỗi mà là... ruồi. Chironomid là loại ruồi nhỏ không hút máu, thường sống ở các nước châu Phi, châu Mỹ.... Ở Việt Nam rất hiếm loài ruồi này. Nhập khẩu ruồi hay muỗi đều là có hại, nhưng con nào có hại hơn thì đến nay chưa thấy công trình nghiên cứu nào kết luận.

 

Theo Thanh Niên