1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Khát cháy “sa mạc” Hương Sơn

(Dân trí) - Những luống ngô, luống lạc cháy khô; những cánh đồng trơ trơ đất trắng, nứt nẻ; những con đập trơ đáy... Cả huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) giữa mùa khô hạn khốc liệt khát cháy như một sa mạc.

Ngược lên huyện miền núi Hương Sơn những ngày nắng nóng khủng khiếp này mới thấm thía nỗi khốn cùng của người dân nơi đây trong cơn đại hạn. Chỉ mấy tháng trước đập Nội Tranh, “bầu sữa” của gần 100ha lúa, màu ở xã Sơn Lễ còn là một hồ mênh mông nước, vậy mà nay đã cạn trơ đáy.
 
Khát cháy “sa mạc” Hương Sơn - 1
Đập Nội Tranh chỉ còn là một ao nước
 
Nước cạn nên cả một hệ thống kênh dẫn nằm trơ trọi, chỉ thấy cỏ mua cháy khô và nứt nẻ. Cả một cánh đồng rộng lớn, kể cả một khu vực được cho là trũng nhất của xã Sơn Lễ, giống như một sa mạc, đất đai, cây cối, cỏ mua cháy khô. Một người dân Sơn Lễ nhìn những luống ngô đang cháy khô mà ngao ngán thốt lên: “Khô hạn thường xuyên xảy ra ở chỗ ni nhưng chưa bao giờ khốc liệt như rứa. Đến cỏ mua có sức chịu đựng rứa mà còn còn cháy khô, huống chi là lúa, màu không nước”.
  
Khát cháy “sa mạc” Hương Sơn - 2
 
Có thể cảm nhận được cuộc đại hạn ở Hương Sơn khi ngắm nhìn con sông Ngàn Phố chạy dọc theo Quốc lộ 8A ngược lên xã biên giới Sơn Kim 2. Cả một dòng sông rộng lớn, thuyền bè thường xuyên qua lại, đến đám lâm tặc cũng thường lợi dụng dòng nước để kết những bè gỗ thả về xuôi, những ngày này cũng cạn sạch. Từ ngã ba Nầm chạy ngược hơn chục km có thể lội bộ qua lại đôi bờ. Sông cạn người dân không phải dùng thuyền mà chạy thẳng cả những chiếc xe công nông xuống đáy sông khai thác cát.

Đi ngược lên phía thượng nguồn, đứng trên cầu Hàm Tân, xã Sơn Tây phóng tầm mắt dõi ngược theo hướng núi, sông Ngàn Phố chỉ còn là một con suối nhỏ, lộ rõ nhưng dải cát mịn màng.

Nhiều năm trước ruộng bậc thang trồng ngô, đậu xanh mướt dọc suốt hai bên bờ thượng nguồn sông Ngàn Phố đã tạo nên vẻ đẹp diệu kỳ, góp phần giúp Quốc lộ 8A đạt danh hiệu “con đường đẹp nhất Việt Nam”. Nhưng mùa hạn hán này những cảnh vật ấy đã không còn nữa. Những luống ngô, đậu héo khô, chết dần theo nắng nóng. Màu cát cuốn lấy màu cây khô càng tăng thêm cái khốc liệt của đợt đại hạn.
 
Khát cháy “sa mạc” Hương Sơn - 3
Những luống ngô bên bờ sông Ngàn Phố đang chết dần do nắng hạn
 
Không còn là dự báo nữa, nắng hạn đang đẩy người dân ở nhiều xã của huyện Hương Sơn trước một vụ mùa thất bát. Đi đâu cũng thấy người dân làm hết sức để cứu lúa, cứu màu. Tất cả máy móc đến dụng cụ thủ công được huy động chống hạn. Nhưng không phải nơi nào người dân cũng còn hy vọng bởi có nơi hồ đập đã cạn trơ, những bờ mương dẫn nước đã trở thành những con chạch không một giọt nước. Nhiều gia đình đành bất lực để lúa chết khô cùng với nắng hạn.      
 
Có lẽ thứ mà người dân Hương Sơn mong nhất lúc này là mưa. Những cơn mưa quý hơn vàng không biết bao giờ mới có!
 
Những hình ảnh về "sa mạc" Hương Sơn được PV Dân Trí ghi lại chiều ngày 5/7/2010.
 
Khát cháy “sa mạc” Hương Sơn - 4
Sông Ngàn Phố giống như một con mương, nhiều chỗ có thể lội bộ qua
 
Khát cháy “sa mạc” Hương Sơn - 5
 
Khát cháy “sa mạc” Hương Sơn - 6
 
Khát cháy “sa mạc” Hương Sơn - 7
 
 
Khát cháy “sa mạc” Hương Sơn - 8
 
Khát cháy “sa mạc” Hương Sơn - 9
Cả huyện Hương Sơn có hơn 40 hồ đập lớn, tất cả đều đã cạn kiệt
 
 
Khát cháy “sa mạc” Hương Sơn - 10
 
Khát cháy “sa mạc” Hương Sơn - 11
 
Khát cháy “sa mạc” Hương Sơn - 12
Những ruộng lúa trở thành sa mạc khô cứng
 
Khát cháy “sa mạc” Hương Sơn - 13
 
Khát cháy “sa mạc” Hương Sơn - 14
 
Khát cháy “sa mạc” Hương Sơn - 15
 
Khát cháy “sa mạc” Hương Sơn - 16
 
Khát cháy “sa mạc” Hương Sơn - 17
 Nắng hạn đến cỏ cây cũng chết khô
 
Khát cháy “sa mạc” Hương Sơn - 18
Những con mương dẫn nước ngày nào giờ khô hạn không một giọt nước
 
Khát cháy “sa mạc” Hương Sơn - 19
Người dân Hương Sơn gồng mình chống hạn
 
Văn Dũng - Bá Hải - Khánh Trình