1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Khám phá làng gốm người Khmer ở miền Tây

(Dân trí) - Làng gốm Phnôm Pi của người Khmer vùng Bảy Núi (An Giang) tồn tại hàng trăm năm qua với các loại sản phẩm nổi bật là bếp (cà ràng), nồi (cà om), lò than, khuôn bánh khọt...

Khám phá làng gốm người Khmer ở miền Tây - 1

Khói tỏa nghi ngút từ những lò nướng gốm.

Những ngày cuối năm, làng gốm Phnôm Pi (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, An Giang) khói tỏa nghi ngút. Những ngọn lửa đỏ rực từ các lò nung cùng tiếng cười nói rôm rả tạo ra một không khí nhộn nhịp nơi vùng quê nghèo. Bên trong những căn nhà nhỏ, những hộ dân người Khmer đang tất bật cho các mẻ gốm chuẩn bị ra lò. 

Khám phá làng gốm người Khmer ở miền Tây - 2
Khám phá làng gốm người Khmer ở miền Tây - 3

Cà ràng, một đặc trưng của người dân tộc Khmer. 

Theo các hộ dân nơi đây, làng gốm Phnôm Pi tồn tại từ hàng trăm năm trước. Ngày xưa, cả trăm bếp lửa luôn đỏ rực quanh năm để làm gốm nhưng nay chỉ còn khoảng 10 hộ. Sự riêng biệt của làng gốm nơi đây là duy trì nét đẹp truyền thống của người Khmer qua từng sản phẩm. 

Khám phá làng gốm người Khmer ở miền Tây - 4

Phụ nữ là người làm gốm chính của đồng bào Khmer. 

Sản phẩm gốm nổi bật của đồng bào Khmer là: Bếp (cà ràng), nồi (cà om), lò than, khuôn bánh khọt... Do đều được làm thủ công, sản phẩm làm ra có độ bền cao, rất được người Việt, người Hoa ở đồng bằng sông Cửu Long ưa dùng.

Khám phá làng gốm người Khmer ở miền Tây - 5

Các sản phẩm đều làm thủ công nên đòi hỏi một bàn tay khéo léo. 

Khám phá làng gốm người Khmer ở miền Tây - 6

Để làm ra một sản phẩm đậm chất Khmer, tất cả các công đoạn từ nặn, nhào, tạo hình... đều phải làm bằng tay nên đòi hỏi sự khéo tay của người thợ. Đối với người Khmer, làm ra những chiếc bếp, chiếc khuôn bánh vừa để mưu sinh, vừa để gìn giữ truyền thống. 

Khám phá làng gốm người Khmer ở miền Tây - 7
Khám phá làng gốm người Khmer ở miền Tây - 8
Khám phá làng gốm người Khmer ở miền Tây - 9

Mọi họa tiết đều được làm thủ công.

Khám phá làng gốm người Khmer ở miền Tây - 10

Những sản phẩm quen thuộc để làm gốm của người Khmer.

Khám phá làng gốm người Khmer ở miền Tây - 11
Khám phá làng gốm người Khmer ở miền Tây - 12

Theo sự phân công, đàn ông Khmer thì đào đất, gánh đất, đốn củi... còn phụ nữ thì đảm nhận khâu làm gốm. Những đứa trẻ gái người Khmer được chỉ dạy làm gốm từ khi còn rất nhỏ và được "mẹ truyền con nối". Một phụ nữ Khmer có thể làm được 7 - 8 cái bếp mỗi ngày.

Khám phá làng gốm người Khmer ở miền Tây - 13

Việc lựa chọn đất cũng hết sức quan trọng để làm ra một sản phẩm gốm. 

Đất làm gốm cũng được chọn lựa kỹ, phải là đất sét có màu vàng xám, nhuyễn. Sau khi đàn ông mang về thì phụ nữ nhồi đất cho dẻo rồi tạo kiểu, tiếp đó mang đi phơi khoảng 3 ngày cho khô rồi đem nung bằng củi, rơm cho chín. 

Khám phá làng gốm người Khmer ở miền Tây - 14
Sau khi phơi khô, gốm được chất củi, rơm để đốt.
Khám phá làng gốm người Khmer ở miền Tây - 15

Người dân chất củi, rơm và đốt trong khoảng 1 tiếng. 

Khám phá làng gốm người Khmer ở miền Tây - 16

Hiện các sản phẩm của làng gốm Phnôm Pi làm ra bao nhiêu đều tiêu thụ hết. Các sản phẩm được bán cho những người gốc hoa hoặc xuất qua Campuchia. Bình quân, mỗi người làm gốm nơi đây có thu nhập khoảng 5 triệu - 6 triệu đồng/tháng. 

Khám phá làng gốm người Khmer ở miền Tây - 17

Sản phẩm sau khi nung rất tinh tế và mang đậm chất Khmer.

Người dân Phnôm Pi còn sản xuất thêm bếp lò của Thái cải tiến đốt bằng than. Loại này có ưu điểm rất tiết kiệm than. Giá thành của bếp Thái cải tiến cũng cao hơn so với bếp cà ràng, với 30.000 đồng/bếp loại nhỏ và 120.000 đồng/bếp loại lớn. 

Khám phá làng gốm người Khmer ở miền Tây - 18

Theo bà Phạm Thị Nguyệt, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Tri Tôn, nghề truyền thống làm gốm của đồng bào dân tộc Khmer tại ấp Phnôm Pi được duy trì từ nhiều đời nay. Hiệp hội cũng hỗ trợ nhiều hộ khó khăn vay vốn ngân hàng để mua nguyên liệu về sản xuất, tạo nguồn thu nhập cho gia đình. 

Xuân Hinh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm