Huyền thoại võ Việt và cái chết đầy bí ẩn của đại võ sư Trần Hưng Quang
Ngày 19/7, những người dân phường Thanh Xuân Trung kinh hoàng khi phát hiện một thi thể đang trong quá trình phân hủy dưới hố nước gầm đường vành đai 3 trên cao - Khuất Duy Tiến - Hà Nội.
Đại võ sư Trần Hưng Quang.
Sau đó Công an phường Thanh Xuân Trung đã xác định được danh tính thi thể người tử vong là cụ Trần Hưng Quang - nguyên trưởng môn phái Bình Định Gia, một trong những huyền thoại của võ Việt được nhiều người kính nể.
Những khả năng siêu phàm
Khi còn sống, nhà báo - võ sư Đỗ Hóa người cùng các võ sư Lê Thì, Kim Dũng viết cuốn “Miền đất võ” thường hay nhắc tới võ sư Trần Hưng Quang và gọi là cụ Quang “Ốc”.
Biệt danŨ “Ốc” xuất phát từ vai diễn để đời của võ sư Trần Hưng Quang trong “Nghêu - Sò - Ốc - Hến”. Trong vai diễn “Ốc” cách đây cả nửa thế kỷ, chất “tuồng” trong con người võ sư Trần Hưng Quang đã mang đến cho khán giả hình tượng một anh chàng Ốc nghèo tới mᷩc phải đi ăn trộm. Vượt lên sự gian trá là sự thông minh, hóm hỉnh, lanh lợi của diễn viên tuồng - võ sư Trần Hưng Quang. Cùng với những đóng góp của võ sư khi là Trưởng đoàn tuồng khu V, Nhà hát tuồng Đào Tấn (Quy Nhơn - Nghĩa Bình nay là Bình Định) vǠ vai Ốc để đời đã khiến võ sư nhận danh hiệu NSƯT.
Nhưng có lẽ cả cuộc đời võ sư TŲần Hưng Quang đã là một “cuốn phim” sống động với những câu chuyện huyền thoại lưu danh làng võ.
Người làng võ kể rằng, một trong những đòn thế nổi tiếng của võ sư Trần Hưng Quang là “thiết đầu công”. Chuyện rằng, một lần, võ sư Trần Hưng Quang ra ga Hà Nội để trở về Bình Định, ra tới nơi tàu đã lăn bánh. Vậy là võ sư Trần Hưng Quang hai tay cắp hai con nhỏ, vai đeo túi đuổi theo đoàn tàu thì thấy cửa đóng im ỉm. Trong lúc cần kíp, võ sư đành dùng “thiết đầu công” húc bung cửa sắt toa tàu rồi vọt lẹ lên.
Sách về võ thuật còn nhắc nhiều đến một trong những trận đấu thư hùng làng võ Việt là Ŵrận đấu giữa võ sỹ Trần Hưng Quang và một võ sỹ tài danh khác là Đào Duy Hạ. Trong sự cổ vũ của hàng trăm người, hai đại võ sư thi nhau tung quyền cước nhanh tới mức không phân biệt nổi đâu là võ sư Quang, đâu là võ sư Hạ. Trận đấu kết thúc bất phân tŨắng bại nhưng dư âm của nó sau này còn được truyền tụng mãi.
Một trong những bí kíŰ của Bình Định Gia là Linh Giác Công - bí kíp gia truyền, nhưng chính võ sư Trần Hưng Quang khẳng định con trai ông - võ sư Trần Hưng Hiệp (đã mất vì tai nạn giao thông) mới chính là “thiên hạ đệ nhất” tuyệt kỹ này. Khi biểu diễn Linh giác, quả cam, táů hay chuối lên đầu người biểu diễn, võ sư bịt kín mắt cầm kiếm chém tới bằng giác quan và khả năng phán đoán siêu việt: Nhát chém chỉ làm bay lìa quả cam, chuối. Tuy nhiên, bí kíp này quá nguy hiểm nên gia đình võ sư không truyền ra ngoài…
čThế nhưng làng võ truyền tụng nhau nhiều nhất chính là bài túy quyền lừng danh của lão võ sư TŲần Hưng Quang. Các lão võ sư nhận xét rằng bài túy quyền của Bình Định Gia không giống với bất kỳ bài túy quyền từng biết nào, kể cả trên phim ảnh, bởi lẽ đó là những chiêu thức được võ sư Hưng Quang đúc kết của cả đời lăn lộn, nghiền ngẫm võ thuật.
Túy quyền đã khó nhưng đạt đến đỉnh cao của chiêu thức này còn khó hơn. Chỉ có vài đệĠtử của võ sư Trần Hưng Quang là có thể biểu diễn được bài túy quyền ở trình độ cao. Cái hay, cái lạ trong bài túy quyền “made in Vietnam” đặc sắc này không chỉ là điệu bộ cơ thể phải tỉnh - nhưng như say, trông hở mà kín, mà còn là những âm thanh “đặcĠtrưng” của người say rượu: Ợ, nấc thậm chí là tiếng… nôn mửa.
Bài túy quyền này vớũ những người đã có võ thuật cơ bản thì nhanh nắm bắt nhưng cực khó để thành một cao thủ túy quyền của môn phái Bình Định Gia bởi không chỉ khó luyện mà còn là duyên từng người…
Võ sư chụp ảnh cùng các môn sinh.
Lão võ sư… vân du
Võ sư Trần Hưng Quang có duyên với Hà Nội khi ông mang môn võ gia truyền của mình biểu diễn trong một Liên hoan võ thuật tại Hà Nội vào đầu những năm 80. Lúc ấyĬ ông Hoàng Vĩnh Giang, đang là Phó giám đốc Sở TDTT Hà Nội - người cũng say đắm với võ thuật, từng học Vịnh Xuân và dạy võ ở Nga, đã “mê tít” những bài quyền của võ sư và đề nghị ông ra Hà Nội truyền bá Bình Định Gia. Vậy là lão võ sư Trần Hưng Quang ℜthành người Hà Nội”.
Cùng với các con trai của mình, đặc biệt là cố võ sư Trần Hưnŧ Hiệp, Bình Định Gia đã có thời phát triển rộng ở Hà Nội với hàng ngàn môn sinh.
Cǡi hay của các thể võ Bình Định Gia chính là sự bay bướm, những động tác uyển chuyển như biểu diễn. Đó là sự kết hợp giữa võ thuật và nghệ thuật. Trong cuốn “Trần Hưng Quang - tuồng và võ”, GS Hoàng Chương có viết: Dù ở đâu và trong hoàn cảnh nào, NSƯT,č võ sư Trần Hưng Quang vẫn dốc hết tài năng và sức lực của mình phát huy hai vốn nghề quý đó là tuồng và võ thuật dân tộc…
Năm 1996, khi người con, người học trò xuất sắc nhất của võ sư Trần Hưng Quang là võ sư Trần Hưng Hiệp mất bởi tai nạn giao thông, lão võ sư Quang như xọp lại. Thường người ta vẫn thấy võ sư ngồi trầm ngâm, đăm cŨiêu bên võ đường sân trường Việt Nam - Angeri (Thanh Xuân, Hà Nội). Mấy năm nay, ở tuổi gần 90 võ sư Trần Hưng Quang không còn được minh mẫn. Thỉnh thoảng ông lại đi lạc khiến con cháu phải tìm.
Vừa rồi, lão võ sư Trần Hưng Quang lại đi lạc, gia đình thông báo tìm võ sư trên cả VOV Giao thông nhưng không có tin tức cho đến ngày 19.7,Ġthi thể võ sư được tìm thấy trong một hố nước không quá xa nơi ông sống…
Cái chết ţủa võ sư Trần Hưng Quang còn nhiều uẩn khúc và để lại cho các học trò niềm đau sâu sắc. Thế nhưng nhiều người lại mong, lão võ sư với những câu chuyên huyền thoại đang “túy quyền vân du” đâu đó, trên trời cao…
Theo Khánh An
Lao động