1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

TPHCM:

Hệ thống chống ngập siêu tiết kiệm và hiệu quả của "khu nhà giàu" Thảo Điền

(Dân trí) - “Mình chỉ áp dụng kinh nghiệm từ dưới quê, tháo nước chống úng thôi”, ông Trần Văn Hòa, đường Nguyễn Cừ, quận 2 chỉ tay về phía chiếc hố ga có gắn tấm “lá chắn” thần kỳ, chống ngập hiệu quả ông đã dùng mấy năm qua.

Hệ thống chống ngập siêu tiết kiệm và hiệu quả của người dân phường Thảo Điền

Ông Hòa là chủ của hơn 40 phòng trọ trên đường Nguyễn Cừ. Cách đây vài năm, không riêng gì khu trọ của ông, những người dân trong con hẻm cũng phải chịu chung số phận cứ triều cường, mưa lớn là ngập.

Ông Trần Văn Hòa đang trải bạt phủ lại cuộn dây dẫn nước
Ông Trần Văn Hòa đang trải bạt phủ lại cuộn dây dẫn nước
Hình ảnh nước tràn vào nhà được một người dân chụp lại
Hình ảnh nước tràn vào nhà được một người dân chụp lại

Không chịu bó tay ngồi chờ chính quyền xử lý, ông bỏ tiền túi nâng đường, nâng nền nhà, thiết lập hệ thống cống, kết nối các hố ga… và gắn máy bơm rút nước, dẫn nước chạy thẳng ra cống lớn ngoài đường chính.

Con đường vào khu nhà của ông Hòa không giống những con đường khác, ngay giữa lối đi có một máy bơm được gắn với chức năng rút nước.

Chiếc máy bơm được phủ kín nằm trên giá, ngay giữa lối vào khu trọ nhà ông Hòa
Chiếc máy bơm được phủ kín nằm trên giá, ngay giữa lối vào khu trọ nhà ông Hòa
Ông Hòa đang kiểm tra lại hố ga chính vì nước vẫn còn xâm xấp, mặc dù không có triều cường hay mưa lớn
Ông Hòa đang kiểm tra lại hố ga chính vì nước vẫn còn xâm xấp, mặc dù không có triều cường hay mưa lớn

Cơ chế hoạt động của hệ thống bơm rút nước của ông Hòa khá đơn giản, vận hành hiệu quả, không bị quá tải hay trào ngược vào cống nhà…

Máy bơm chính có nhiệm vụ dẫn nước ra cống lớn. Nước được dẫn bằng loại ống may từ… bạt nhựa, để khi không dùng có thể cuộn vào một cái xô, nhìn rất gọn.

Hố ga chính nằm ngay giữa đường, cách máy bơm khoảng 20m có nhiệm vụ kết nối với các hố ga nhà xung quanh và điều tiết nước dẫn về bể chứa của máy bơm. Thiết bị điều tiết cũng khá đơn giản là chỉ một tấm chắn không quá nặng cũng không quá nhẹ để điều chỉnh lượng nước… tự động.

“Lá chắn điều tiết lượng nước được gắn thêm vật nặng có trọng lượng vừa đủ để nước không thể đẩy bậc lên hay ép chặt vào miệng cống. Nếu bị nước đẩy lên thì lượng nước đổ về bồn chứa của máy bơm lớn, gây quá tải, bơm không kịp. Nếu lượng nước không thể dẫn tới bồn chứa của máy bơm thì sẽ xảy ra hiện tượng trào nước ngay miệng hố ga”, ông Hòa giải thích.

Hố ga này có nhiệm vụ điều tiết lượng nước dẫn về bể chứa phía máy bơm
Hố ga này có nhiệm vụ điều tiết lượng nước dẫn về bể chứa phía máy bơm
Đây chính là lá chắn điều tiết nước về máy bơm
Đây chính là lá chắn điều tiết nước về máy bơm

Ông Hòa chỉ vào co ống nước 90 li có thế gắn xoay ngửa nói: “Mình xoay ngửa cái co này lên đề phòng lượng nước quá nhiều ở hố ga sẽ làm bịt ống dẫn nước từ các dãy nhà, gây hiện tượng nước trào ngược vào nhà. Nước trong hố ga chính vượt miệng co 90 li thì mình sẽ…nối thêm ống vào, mục đích của việc gắn ngửa lên là vậy”.

Đây là ống dẫn nước từ nhà ra hố ga có gắn co 90mm xoay ngửa lên trên. Nếu lượng nước dâng qua miệng co, ông Hòa sẽ cho thêm một ống phụ xuống gắn nối với co 90mm, tránh việc nước chảy ngược vào trong nhà
Đây là ống dẫn nước từ nhà ra hố ga có gắn co 90mm xoay ngửa lên trên. Nếu lượng nước dâng qua miệng co, ông Hòa sẽ cho thêm một ống phụ xuống gắn nối với co 90mm, tránh việc nước chảy ngược vào trong nhà
Khi xảy ra ngập, thiết bị ống dẫn đang được quấn vào chiếc xô này được trải thẳng ra đến tận cống lớn
Khi xảy ra ngập, thiết bị ống dẫn đang được quấn vào chiếc xô này được trải thẳng ra đến tận cống lớn
Theo ông Hòa, mỗi năm tầm từ tháng 8 đến tháng 10 âm lịch, có khi đến tận tháng 11 là ông phải lắp máy bơm. Thời điểm chưa có máy bơm thì cả con hẻm nơi ông ở khá vất vả chống ngập
Theo ông Hòa, mỗi năm tầm từ tháng 8 đến tháng 10 âm lịch, có khi đến tận tháng 11 là ông phải lắp máy bơm. Thời điểm chưa có máy bơm thì cả con hẻm nơi ông ở khá vất vả chống ngập
Kinh nghiệm nhiều năm chống ngập, những lúc nước dâng cao mà cúp điện thì hệ thống bơm của ông cũng…bó tay. Chính vì thế ông đã đầu tư luôn máy phát điện để ứng phó. Tất cả các thiết bị của ông Hòa có giá thành không cao, chủ yếu bỏ công ra lắp đặt, thiết kế
Kinh nghiệm nhiều năm chống ngập, những lúc nước dâng cao mà cúp điện thì hệ thống bơm của ông cũng…bó tay. Chính vì thế ông đã đầu tư luôn máy phát điện để ứng phó. Tất cả các thiết bị của ông Hòa có giá thành không cao, chủ yếu bỏ công ra lắp đặt, thiết kế
Đống xà bần ông Hòa gom về chuẩn bị cho việc nâng nền. Phía xa, chỗ vị trí khoanh tròn là miệng hố ga điều tiết nước cho máy bơm được người dân đánh dấu bằng thùng rác
Đống xà bần ông Hòa gom về chuẩn bị cho việc nâng nền. Phía xa, chỗ vị trí khoanh tròn là miệng hố ga điều tiết nước cho máy bơm được người dân đánh dấu bằng thùng rác
Những căn phòng trọ chưa nâng nền dùng máy bơm mi-ni để rút nước…
Những căn phòng trọ chưa nâng nền dùng máy bơm mi-ni để rút nước…

Một hệ thống hỗ trợ liên hoàn, tập trung lượng nước và cho thẳng ra cống lớn được ông Hòa thiết kế từ kinh nghiệm cuộc sống đã thực sự hiệu quả.

Theo bà Lê Thị Minh (69 tuổi): “Tôi về đây từ năm 76 sau khi giải ngũ, lúc đó ở đây hoang vu lắm cũng có triều cường nhưng không dữ dội như bây giờ. Ngày càng có nhiều nhà cao tầng mọc lên nên đường thoát nước cũng bị hạn chế. Nhà tôi cũng phải vay tiền ngân hàng để mà nâng đường, nâng nền nhà đấy. Tự lực cánh sinh thôi, chứ biết trông chờ vào ai”.

Bà Minh chỉ ra nhà con trai có mặt tiền quay ra sông Sài Gòn cách khu nhà bà không xa. Tại đây, PV gặp anh Hùng và con trai anh là cháu Trần Đức Trọng. Trọng mới học lớp 8 nhưng đã cao trên 1,8m. Nhà của anh Hùng thì qua nhiều lần nâng nền nên bây giờ Trọng chỉ cần nhón chân thì đầu đã chạm trần. Trong tương lai anh Hùng cho biết sẽ có kế hoạch nâng trần nhà lên cao.


Trần Đức Trọng chỉ mới đứng thôi đầu đã đụng trần nhà. Một hình ảnh quen thuộc với người dân vùng “rốn” ngập

Trần Đức Trọng chỉ mới đứng thôi đầu đã đụng trần nhà. Một hình ảnh quen thuộc với người dân vùng “rốn” ngập

Phường Thảo Điền, quận 2, TPHCM khá quen thuộc với hình ảnh “khu nhà giàu luôn bị ngập mỗi khi triều cường, mưa lớn”. Người dân ở đây cũng phải tự nghĩ cách để cứu lấy tài sản, và sống chung với ngập.

Phạm Nguyễn

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm