1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Hàng trăm người dựng lều bao vây trang trại lợn

(Dân trí) - Quá bức xúc vì cho rằng trang trại chăn nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường, nhiều ngày qua, hàng trăm người dân xã Yên Tâm, huyện Yên Định, Thanh Hóa đã dựng lều ngay cổng trang trại, túc trực tại đây 24/24h để phản đối ô nhiễm môi trường.

Dân dựng lều lán trước cổng trang trại

Theo phản ánh của người dân các thôn Yên Trường, Mỹ Hòa (xã Yên Tâm, huyện Yên Định), thời gian qua, trang trại chăn nuôi lợn của Công ty TNHH P.N.T, đóng tại xã Yên Tâm, huyện Yên Định gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Hàng trăm người dân dựng lều lán trước cổng trang trại lợn phản đối ô nhiễm môi trường.
Hàng trăm người dân dựng lều lán trước cổng trang trại lợn phản đối ô nhiễm môi trường.

Qua phản ánh của người dân, sáng ngày 19/4, phóng viên Dân trí đã có mặt tại khu vực trang trại chăn nuôi lợn của Công ty TNHH P.N.T. Trang trại lợn này đi vào hoạt động từ năm 2008 với quy mô nuôi 1.200 con lợn. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, trang trại này đang nuôi khoảng 4.000 con lợn thương phẩm và lợn nái.

Sau nhiều năm đi vào hoạt động, trang trại này không xây dựng tường rào, sau nhiều lần người dân phản ánh, mới đây, đơn vị này mới cho xây dựng tường rào bao quanh. Xung quanh trang trại còn được đào hào sâu. Qua quan sát thực địa của phóng viên, hệ thống mương nước này có màu xanh, bị bao phủ bởi một lớp bèo.

Nhiều vị trí xung quanh khu vực trang trại được lắp đặt các ống cống được xây bằng bê tông hẳn hoi. Theo người dân thì những đường ống này dùng để xả nước thải ra môi trường mà cụ thể là dòng Hón Măng - nơi cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho hàng trăm hôn dân các thôn Yên Trường, Mỹ Hòa và một số thôn khác của xã Yên Tâm.

Theo người dân, trang trại này không chỉ xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường mà còn cả mùi hôi thối nồng nặc, nhất là những ngày nắng nóng hay chuyển thời tiết. Người dân sống xung quanh khu vực trang trại lợn này mỗi khi ăn cơm phải đóng kín cửa. Người dân đã nhiều lần phản ánh đến các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương. Tuy nhiên, sau 5 năm đi vào hoạt động, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng hơn.

Ông Trịnh Văn Bảy, thôn Mỹ Hòa, xã Yên Tâm bức xúc: “Môi trường vô cùng ô nhiễm, xả nước thải ra môi trường, mùi hôi thối phát tán cả ngày đêm, nhất là những lúc chuyển thời tiết. Người dân làm ruộng quanh khu vực này không chịu nổi. Tôi già rồi, chỉ lo cho tương lai của con cháu thôi. Giếng nước khơi của người dân giờ không giám uống nữa mà dân thì nghèo lấy đâu ra tiền mua máy lọc”.

Những hệ thống ao, hồ trong trang trại đã bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Những hệ thống ao, hồ trong trang trại đã bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Ông Bảy từng làm bảo vệ trong trang trại này, vì quá bức xúc trước tình trạng ô nhiễm môi trường mà ông đã xin nghỉ việc. Cũng theo phản ánh của ông Bảy thì trong trang trại có xây dựng hai bể biogas, mỗi bể được đào sâu nhưng không lát đáy hay đổ bê tông mà chỉ tủ bạt, toàn bộ nước ngấm xuống lòng đất; mỗi bên còn đào 3 ao để xả nước.

Hiện, người dân đang dựng lều lán ở hai cổng vào trang trại và không cho đơn vị này vận chuyển thức ăn vào trang trại. Người dân các thôn thay nhau canh giữ 24/24 giờ ngay tại các lều lán này để phản đối ô nhiễm môi trường.

Trang trại lợn đang “đầu độc” môi trường?

Sau nhiều lần người dân có đơn thư và phản ánh trực tiếp tại các cuộc tiếp xúc cử tri, UBND huyện Yên Định cũng như các ngành chức năng đã nhiều lần cử đoàn cán bộ về đối thoại và kiểm tra tình trạng môi trường tại đây. Tuy nhiên, người dân bức xúc cho rằng, các ngành chức năng và các cấp chính quyền địa phương chưa quyết liệt trong vấn đề chỉ đạo xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường tại đơn vị này, khiến người dân bức xúc.

Mới đây, đơn vị này đã dùng bao tải đắp sơ sài để ngăn không cho nước thải chảy ra nhiều nơi khác.
Mới đây, đơn vị này đã dùng bao tải đắp sơ sài để ngăn không cho nước thải chảy ra nhiều nơi khác.

Qua văn bản trả lời đơn thư của công dân ngày 30/5/2013 của UBND huyện Yên Định nêu: Tại thời điểm kiểm tra không phát hiện ra mùi hôi từ trang trại lợn của ông Nguyễn Văn Chinh; nước thải của trang trại xử lý chưa triệt để đã thải ra môi trường bên ngoài khi chưa được cấp phép xả thải vào nguồn nước Hón Măng; đã xây dựng và ngăn cách thành 04 ao chứa nước thải từ túi biogas phía chuồng nuôi lợn thương phẩm; đáy ao chưa được lót; hệ thống xử lý nước thải xây dựng chưa đảm bảo kỹ thuật để xử lý và không đúng với nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

Chủ trang trại chưa báo cáo việc thay đổi các hạng mục xử lý chất thải với cơ quan có thẩm quyền; chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường khi thay đổi quy mô tăng số lượng lợn. Chủ trang trại chưa thực hiện xong việc xây dựng các hạng mục xử lý môi trường theo kết luận của Biên bản làm việc giữa Sở TN-MT, UBND huyện và xã Yên Tâm với chủ trang trại.

Hệ thống biogas được xây dựng sơ sài, nước thải chảy tràn khắp nơi.
Hệ thống biogas được xây dựng sơ sài, nước thải chảy tràn khắp nơi.
Hệ thống biogas được xây dựng sơ sài, nước thải chảy tràn khắp nơi.

Theo quan sát của phóng viên Dân trí, những hệ thống xử lý môi trường xung quanh khu vực chuồng trại của đơn vị này đã xuống cấp, chưa nói là không đúng quy trình. Nhiều hồ nước có màu đen, sủi bọt, bốc mùi hôi, hệ thống quạt gió từ trang trại đẩy mùi từ trong chuồng trại ra ngoài môi trường. Những ao mà theo người dân cho biết là bể lắng lọc được làm sơ sài, không lát nền, nước xả vào đây sẽ ngấm xuống lòng đất…

UBND huyện, Sở TN-MT đối thoại với dân

Trước tình hình bức xúc của người dân, chiều ngày 19/4, đại diện Sở TN-MT Thanh Hóa, UBND, Ban Dân vận huyện Yên Định cùng xã Yên Tâm và đại diện Công ty TNHH P.N.T đã tổ chức cuộc đối thoại với người dân tại nhà văn hóa thôn Mỹ Hòa.

Tại buổi đối thoại này, lãnh đạo xã Yên Tâm và UBND huyện Yên Định đã công nhận những phản ánh, bức xúc của người dân là đúng thực tế và chính đáng. Theo quan điểm của chính quyền địa phương, mục tiêu cuối cùng là môi trường phải thân thiện và sạch. Muốn giải quyết được vấn đề thì theo quan điểm của lãnh đạo huyện Yên Định phát biểu tại buổi đối thoại phải có lộ trình.

Đây là những bể lắng lọc nước thải.
Đây là những bể lắng lọc nước thải.
Đây là những bể lắng lọc nước thải.

Tại buổi đối thoại này, UBND huyện cũng đã công bố quyết định về hình thức giảm đàn lợn thương phẩm để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Theo đó, UBND huyện Yên Định yêu cầu chủ trang trại kể từ ngày 20/4 đến ngày 20/8 phải giảm đàn lợn thương phẩm và thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường…

Cũng tại buổi đối thoại, đã có 14 ý kiến của người dân phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường từ trang trại chăn nuôi lợn này. Trong đó hầu hết các ý kiến đều không đồng tình với quyết định của UBND huyện và đề nghị di chuyển trang trại lợn chấm dứt hoạt động trên địa bàn.

Do người dân không đồng tình với quan điểm giải quyết của các cấp chính quyền nên đã bỏ ra về khiến cuộc đối thoại phải dừng lại giữa chừng. Thay mặt chính quyền địa phương, ông Káp Văn Hảo - Bí thư Đảng ủy xã Yên Tâm đề nghị lãnh đạo huyện báo cáo tình hình vụ việc lên Thường trực UBND huyện, đại diện Sở TNMT báo cáo lên UBND tỉnh để đưa ra quyết định cuối cùng. Cuộc đối thoại kết thúc mà chưa đi đến thống nhất được hướng giải quyết vấn đề bức xúc của người dân và thực trạng môi trường tại đây.

Hồ nước thải phía trong, sau khi tháo cống...
Hồ nước thải phía trong, sau khi tháo cống...
Nước thải từ chảy ra ngoài môi trường.
Nước thải từ chảy ra ngoài môi trường.

Hệ thống mương máng và những hồ nước ô nhiễm khắp nơi trong trang trại.

Hệ thống mương máng và những hồ nước ô nhiễm khắp nơi trong trang trại.

Hệ thống mương máng và những hồ nước ô nhiễm khắp nơi trong trang trại.
Hệ thống mương máng và những hồ nước ô nhiễm khắp nơi trong trang trại.

Những bao tải rỉ máu được vứt bừa bãi ngay bên ngoài khu chuồng trại.
Những bao tải rỉ máu được vứt bừa bãi ngay bên ngoài khu chuồng trại.

Duy Tuyên