1. Dòng sự kiện:
  2. Sắp xếp bộ máy để tinh, gọn, mạnh
  3. Vi phạm giao thông ở các thành phố lớn

Thanh Hóa:

Hàng trăm hộ dân lo lắng vì biển xâm thực

(Dân trí) - Hơn 100 hộ dân ven biển của xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn luôn sống trong lo lắng do biển xâm thực mạnh. Từ năm 2007 đến nay toàn xã bị biển xâm thực gần 100ha. Nhiều hộ gia đình bị mất đất mất nhà.

Toàn xã Quảng Cư có 3,3km đường bờ biển. Ba thôn tiếp giáp với biển là Thành Thắng, Quang Vinh và Hồng Thắng. Tình trạng biển xâm thực vào đất liền ở đây bắt đầu từ năm 2001. Mỗi năm một tăng lên khiến hơn 100 hộ dân sống gần bờ biển vô cùng hoang mang lo lắng.

Biển lấn thực vào sát nhà dân ở xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa

Biển lấn thực vào sát nhà dân ở xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa
.

Biển xâm thực vào mạnh nhất thuộc địa bàn thôn Thành Thắng, khu vực nằm sát cửa Lạch Hới. Theo con số thống kê của UBND xã Quảng Cư trong 5 năm trở lại đây tại thôn này, biển đã xâm thực vào sâu đất liền trên 100m, tổng diện tích đất lên đến trên 50ha.

Tại các thôn khác dọc bờ biển từ khu du lịch sinh thái Vạn Chài đến của Lạch Hới mỗi năm biển cũng đã lấn sâu vào đất liền 5 - 10m, khiến cho diện tích đất ở, đất rừng phi lao chắn sóng ở đây ngày càng thu hẹp lại. Trước năm 2007, diện tích trồng rừng phi lao của cả xã là trên 100ha nhưng đến nay chỉ còn lại gần 29ha.

Có mặt tại bờ biển xã Quảng Cư, đoạn cửa biển Lạch Hới chúng tôi mới thấu hiểu nỗi lo của những hộ dân đang sống ở gần đây. Theo những người dân ở đây cho biết, biển đã lấn sâu vào đất liền hơn 100m. Sau cơn bão số 8 vừa qua biển tiếp tục lấn sâu thêm.

Biển lấn thực vào sát nhà dân ở xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa

Một người dân thôn Thành Thắng hoang mang lo lắng về tình trạng biển ngày càng lấn thực sâu hơn vào đất liền
.

Biển lấn thực vào sát nhà dân ở xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa

Đê chắn sóng cao hơn 1m, rộng hơn 3m được gia cố đá chắc chắn dưới chân nhưng vẫn bị sóng biển cuốn trôi
.

Ông Trần Trí Đảm một người dân sống bên bờ biển cho biết: “Mỗi năm biển càng lấn sâu và đất liền thêm, đoạn cửa biển này trước kia có một con đê chắn sóng nhưng nay cũng đã bị sóng biển cuốn trôi đi mất. Mấy hộ dân trước kia nuôi trồng thủy sản ở đây nay cũng không còn”.

Theo quan sát của chúng tôi, tại khu vực bờ biển tiếp giáp với cửa biển Lạch Hới, biển lấn sâu vào sát khu vực nuôi trồng thủy sản của những hộ dân nơi đây, ao nuôi trồng thủy sản chỉ còn cách bờ biển bằng bờ cát mong manh. Diện tích cây phi lao cũng chỉ còn lại số lượng ít.

Một con đê chắn sóng được kè bằng đá, gia cố chân chắc chắn nay cũng bị sóng biển đánh tả tơi, chỉ còn lại ít đá nhỏ nằm chỏng chơ, nhiều viên đá lớn bị cuốn ra biển. Sóng san phẳng con đê chắn sóng này, ăn sát vào nhà dân.

Khu nuôi trồng thủy sản của nhiều hộ dân chỉ còn cách biển bằng một bờ cát mong manh

Khu nuôi trồng thủy sản của nhiều hộ dân chỉ còn cách biển bằng một bờ cát mong manh
.

Tại khu du lịch sinh thái Quảng Cư, những gốc cây phi lao bị sóng biển đánh trồi gốc trơ trọi. Sóng biển đã lấn sâu vào sát chân rừng chắn sóng. Diện tích rừng ngày cảng bị thu hẹp do sóng biển kéo cát làm đổ cây.

Một số hộ dân kinh doanh dịch vụ sinh thái biển ở đây đã phải dùng đá, cọc tre để kè nhằm chống sạt lở. Chỗ kè chắc chắn thì biển không thể lấn vào sâu thêm được, nhưng chỉ ngay cạnh đó, biển xâm thực vào đất liền sâu khoảng 15 - 20m.

Hiện tượng biển lấn thực ở Quảng Cư diễn ra mạnh nhất khi triều cường kết hợp với gió thổi mạnh tạo sóng lớn đổ vào bờ làm sạt lở, cuốn trôi đất và cây rừng. Mỗi năm biển xâm thực lại làm mất đi nhiều diện tích đất ở, đất nuôi trồng thủy sản và rừng phòng hộ. Hàng trăm hộ dân sóng ven biển có nguy cơ mất nhà cửa.

Khu nuôi trồng thủy sản của nhiều hộ dân chỉ còn cách biển bằng một bờ cát mong manh

Nhiều hộ dân sống tại khu du lịch sinh thái Quảng Cư lo sợ sạt lở nhà nên đã dùng đá và cọc tre để kè bờ biển ngăn biển lấn thực
.

Ông Vũ Thanh Trường, Phó chủ tịch xã Quảng Cư lo lắng: “Mỗi năm biển lấn thực vào đất liền thêm từ 15 - 20m. Trong năm nay thì tình trạng biển lấn thực và mạnh nhất và diện tích đất mất nhiều nhất. Chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của cấp trên để sớm có biện pháp khắc phục tình trạng biển lấn thực của xã để bà con ngư dân sống ven biển ổn định cuộc sống, không còn hoang mang lo lắng”.

Một số hình ảnh PV Dân trí ghi lại tình trạng biển lấn thực và đất liền tại xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn.

Cây phi lao chắn sóng bị sóng biển đánh trơ trọi bộ rể.

Cây phi lao chắn sóng bị sóng biển đánh trơ trọi bộ rể.

Hàng trục ha rừng phòng hộ có nguy cơ bị sóng biển cuốn trôi khi triều cường lên cao.
Hàng trục ha rừng phòng hộ có nguy cơ bị sóng biển cuốn trôi khi triều cường lên cao.
Thái Bá - Duy Tuyên

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm