1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Hàng loạt chính sách “sát sườn” có hiệu lực từ ngày 1/7

(Dân trí) - Từ ngày 1/7, một số quy định quan trọng liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân sẽ có hiệu lực như nâng mức giảm trừ gia cảnh, áp dụng lương cơ sở, xử phạt hành chính tại Hà Nội cao gấp 2 lần nơi khác... .

Hà Nội xử phạt cao, siết nhập cư nội thành

Từ 1/7, Luật Thủ đô có hiệu lực (thay cho Pháp lệnh thủ đô Hà Nội năm 2000) với nhiều quy định mới được cho là “bước ngoặt” pháp lý tạo điều kiện quan trọng cho Thủ đô phát triển. Nhằm giảm số lượng dân cư tập trung quá đông ở nội thành, trong nội thành không mở rộng diện tích sử dụng đất và quy mô giường bệnh của các bệnh viện hiện có; không xây dựng mới cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Khuê Văn Các trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám thành biểu tượng của Thủ đô
Khuê Văn Các trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám thành biểu tượng của Thủ đô
 
Quy định về nhập cư vào nội thành cũng được siết chặt hơn. Cụ thể, công dân phải thuộc các điều kiện quy định sau mới được đăng ký thường trú: được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu nếu thuộc một trong các trường hợp như vợ về ở với chồng, chồng về ở với vợ, con về ở với cha mẹ, cha mẹ về ở với con; được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp…

Với những trường hợp khác muốn đăng ký thường trú ở nội thành phải có điều kiện tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở, bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của HĐND TP Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản cho đăng ký thường trú vào nhà thuê của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê.

Đối với những hành vi vi phạm hành chính tương ứng trong các lĩnh vực văn hóa, đất đai và xây dựng, Hội đồng nhân dân TP Hà Nội được quy định mức tiền phạt cao hơn hai lần mức tiền phạt tối đa do Chính phủ quy định.

Về cơ chế tài chính, Thủ đô được huy động vốn đầu tư trong nước thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân và các hình thức huy động khác theo quy định của pháp luật.

Hơn 2 triệu người không phải nộp thuế thu nhập cá nhân

Quy định luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi cũng có hiệu lực từ ngày 1/7. Theo đó, thuế thu nhập cá nhân, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế được nâng từ 4 triệu đồng/tháng lên 9 triệu đồng/tháng; mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc từ 1,6 triệu đồng/tháng tăng lên 3,6 triệu đồng/tháng. Như vậy, có khoảng hơn 2 triệu người đang nộp thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công; từ kinh doanh ở bậc 1, bậc 2 sẽ không thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân; người nộp thuế ở bậc 3, bậc 4 cũng được giảm số thuế phải nộp.

Đồng thời bổ sung quy định “mở” để khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% thì Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho phù hợp với sự biến động của giá cả.

Xe không “hộp đen” sẽ bị xử phạt

Theo Nghị định 91 của Chính phủ quy định, những loại phương tiện trong diện phải lắp hộp đen và duy trì tình trạng hoạt động tốt của loại thiết bị này, gồm: xe vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải khách theo hợp đồng, vận chuyển khách du lịch, xe buýt, xe container. Theo đó, từ 1/7 sẽ xử phạt người điều khiển phương tiện đối với hành vi điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải không gắn “hộp đen” hoặc gắn nhưng không hoạt động hoặc hoạt động không đúng quy định.

Từ 1/7, xe không gắn hộp đen sẽ bị xử phạt
Từ 1/7, xe không gắn "hộp đen" sẽ bị xử phạt
 
Tuy nhiên, theo Bộ Giao thông Vận tải, cho đến nay, thiết bị được xem là “đầu não” của cả hệ thống là phần mềm tích hợp dữ liệu vẫn chưa hoàn thiện. Hiện mới tích hợp xử lý dữ liệu về phần mềm hệ thống được cho 16.000 trong tổng số 48.000 phương tiện phải lắp hộp đen, tức là mới có 1/3 số lượng theo yêu cầu. Đến 1/7, số phương tiện tích hợp dự kiến sẽ lên đến con số 20.000 phương tiện.

Cán bộ, công chức hưởng lương điều chỉnh

Theo Nghị định mới của Chính phủ, từ 1/7 sẽ áp dụng lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thay thế cho mức lương tối thiểu. Mức lương cơ sở được quy định là 1.150.000 đồng/tháng. Trước đó, từ 1/5/2012, mức lương tối thiểu áp dụng đối với nhóm đối tượng này là 1.050.000 đồng/tháng.

Cụ thể mức lương này được áp dụng đối với cán bộ công chức cán bộ, công chức, viên chức người hưởng lương phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị có tính đặc thù.

Cùng mức vi phạm, tổ chức bị phạt gấp đôi cá nhân

Một trong những nguyên tắc mới được quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính sẽ có hiệu lực từ 1/7 là đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Về đối tượng xử lý vi phạm hành chính, Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm hành chính được thực hiện do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra. Đối với người chưa đủ 14 tuổi vi phạm hành chính sẽ được nhắc nhở, giáo dục tại gia đình, có nghĩa là họ không bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.

Đối với các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang, Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định mở rộng hơn: “Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác”.

Luật này cũng quy định, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh hành vi vi phạm bằng việc áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ việc một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.

Chậm nộp thuế bị tăng mức phạt

Luật Quản lý thuế (sửa đổi) quy định x người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so vi thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức lũy tiến 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp không quá chín mươi ngày; 0,07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp vượt quá thời hạn chín mươi ngày.

Đối với người nộp thuế khai sai dẫn đến làm thiếu số tiền phải nộp nếu tự giác khắc phục hậu quả bằng cách nộp đstiền thuế phải nộp trước khi cơ quan có thm quyền phát hiện thì phải nộp tiền chậm nộp, nhưng không bị xử phạt vi phạm thtục hành chính thuế, thiếu thuế, trốn thuế.

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu người nộp thuế khai bổ sung trong thi hạn sáu mươi ngày, ktừ ngày đăng ký tờ khai hi quan theo quy định ti điểm b khoản 2 điều 34 của Luật này và chủ động nộp số tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế thiếu theo quy định tại Điều này, nhưng không bị xử phạt vi phạm thủ tục hành chính thuế, thiếu thuế, trốn thuế.

Ngoài ra từ ngày 1/7 tới, các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Luật sư; Luật hợp tác xã; Luật Dự trữ quốc gia và Luật Xuất bản (sửa đổi) cũng có hiệu lực.

Quang Phong (tổng hợp)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm