1. Dòng sự kiện:
  2. Sắp xếp bộ máy để tinh, gọn, mạnh
  3. Vi phạm giao thông ở các thành phố lớn

Hàng loạt cây xanh bị chặt hạ trong chiến dịch "đòi" vỉa hè của Hà Nội

(Dân trí) - Với lý do thực hiện chủ trương lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường theo kế hoạch chung của UBND TP Hà Nội, chính quyền xã Cẩm Yên (huyện Thạch Thất) đã ra quân chặt hạ hàng loạt cây xanh cổ thụ ở 2 bên đường liên thôn của xã này.

Hàng loạt cây xanh bị chặt hạ trong chiến dịch "đòi" vỉa hè của Hà Nội - 1

Hàng loạt cây xanh bị chặt hạ trong chiến dịch "đòi" vỉa hè của Hà Nội - 2

Hàng loạt cây xanh ở đường liên thôn của xã Cẩm Yên (Thạch Thất, Hà Nội) bị chặt bỏ.
Hàng loạt cây xanh ở đường liên thôn của xã Cẩm Yên (Thạch Thất, Hà Nội) bị chặt bỏ.

Liên quan sự việc trên, một số bạn đọc là người dân của xã Cẩm Yên đã gửi ý kiến phản ánh tới báo Dân trí cho rằng, việc chặt hàng loạt cây xanh cổ thụ ở đường liên thôn như vậy là không cần thiết, rất lãng phí, chính quyền xã Cẩm Yên đã áp dụng quá máy móc chủ trương của UBND TP Hà Nội.

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Dân trí vào chiều 22/3, ông Phạm Ngọc Kỳ, Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Yên cho biết, thực chỉ đạo của UBND huyện Thạch Thất cũng như chủ trương lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường của UBND TP Hà Nội, xã Cẩm Yên cũng đã tích cực ra quân tuyên truyền nhắc nhở, xử lý các trường hợp lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Trong đợt ra quân này, chính quyền xã Cẩm Yên đã chặt hạ khoảng 60-100 cây xanh lớn, nhỏ khác nhau ở 2 bên đường liên thôn của xã.

Hàng loạt cây xanh bị chặt hạ trong chiến dịch "đòi" vỉa hè của Hà Nội - 4

Theo một số người dân địa phương, việc chặt hạ cây xanh như vậy là không cần thiết, quá máy móc.
Theo một số người dân địa phương, việc chặt hạ cây xanh như vậy là không cần thiết, quá máy móc.

Lý giải vì sao phải chặt hạ hàng loạt cây xanh như vậy, ông Kỳ cho biết: "Đường liên thôn của xã tôi rất nhỏ, chiều rộng tính cả khu vực để trồng cây chỉ khoảng 5m, do đó chỉ có khoảng 3m lòng đường để các phương tiện lưu thông. Các cây xanh ở bên đường là do người dân tự trồng, chủ yếu là cây sấu, có tuổi đời trung bình khoảng 10 năm; những cây này nhiều năm nay đã gây cản trở giao thông nên đợt này chúng tôi buộc phải chặt bỏ. Sau đợt này, xã cũng đã có chủ trương mở rộng đường liên thôn ra cả phần diện tích trồng cây trước đó để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, đồng thời sẽ nghiên cứu trồng lại cây xanh ở những vị trí hợp lý và thẳng hàng hơn trước".

Cũng theo ông Phạm Ngọc Kỳ, việc chặt hạ hàng loạt cây xanh nói trên bắt đầu thực hiện từ ngày 15/3 và kéo dài 3-4 ngày là kết thúc. Ngoài ra, trước khi tiến hành chặt cây xanh, chính quyền xã này "đã xin ý kiến của người dân địa phương và phần lớn đều ủng hộ chủ trương này". Số cây xanh nói trên sau khi bị chặt hạ đều trả lại hết cho người dân lấy làm củi đun hoặc sử dụng vào các mục đích khác.

Cũng liên quan đến sự việc trên, cuối giờ chiều cùng ngày, trao đổi thêm với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Doãn Hoàn, Bí thư Huyện ủy Thạch Thất cho biết, việc chính quyền xã Cẩm Yên thực hiện chặt hạ hàng loạt cây xanh như vậy là rất phản cảm và yêu cầu xã này phải kiểm điểm, báo cáo UBND huyện Thạch Thất vào sáng mai (23/3).

"Nếu những cây xanh đó thực sự gây cản trở giao thông thì chính quyền xã phải tìm cách đánh chuyển những cây đó đi nơi khác, chứ không được phép chặt hạ như vậy. Phải coi cây xanh là tài sản của địa phương, chúng tôi đã yêu cầu xã Cẩm Yên phải làm kiểm điểm và báo cáo UBND huyện vào sáng mai 23/3" - ông Hoàn nói.

Rõ ràng, xét ở một góc độ nào đó thì việc chặt hạ cây xanh ở xã Cẩm Yên nói trên là có phần đi ngược lại chủ trương trồng cây xanh của TP Hà Nội, vì thành phố này đang phấn đấu trồng thêm 1 triệu cây xanh trong giai đoạn từ năm 2016-2020.

Hàng loạt cây xanh bị chặt hạ trong chiến dịch "đòi" vỉa hè của Hà Nội - 6

Một số cây xanh bị cắt bớt cành tại xã Cẩm Yên.
Một số cây xanh bị cắt bớt cành tại xã Cẩm Yên.

Nguyễn Dương

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm