1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hàng chục người bị lừa đi “lao động khổ sai” ở Lâm Đồng

(Dân trí) - Tối 18/10, Công an huyện Sông Hinh (Phú Yên) cho biết, đoàn công tác huyện Sông Hinh cùng Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã làm việc với Công ty TNHH Đức Hoàng về vụ gần 30 người bị lừa đi lao động khổ sai ở Lâm Đồng vào ngày 24 và 30/9 vừa

Tại buổi làm việc, đại diện Công ty TNHH Đức Hoàng (thôn Đoàn Kết, xã N’thôn Hạ, huyện Đức Trọng) thừa nhận việc móc nối với bà Đỗ Thị Xuân Thao (trú xã Ea Bia, huyện Sông Hình) gom được 9 lao động ở xã Ea Bia (huyện Sông Hinh) và 4 người ở xã Suối Trai (huyện Sơn Hòa, Phú Yên) chở về công ty. Sau đó công ty cung cấp 13 lao động này cho các cá nhân có nhu cầu sử dụng lao động với mức phí 700.000 đồng/người.

 

Hiện tại trong số 13 lao động kể trên có 9 người đã được gia đình chuộc về. Cơ quan chức năng cũng xác định được 2 trong số 4 lao động chưa được chuộc về là Alê Hờ Đeng và K pă Y Châu (cùng ở xã Suối Trai, huyện Sơn Hòa) đang làm việc ở huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đông). Hai người còn lại là Nay Hờ Píap và Kpă Y Minh ở xã Ea Bia vẫn chưa xác định được tung tích.
 
Niềm vui của một số lao động buôn Tun Chách (xã Ea Bia) sau khi được giải thoát

Niềm vui của một số lao động buôn Tun Chách (xã Ea Bia) sau khi được giải thoát 
 

Theo lời kể của những lao động được chuộc về, đang trong lúc nhàn rỗi, hàng chục hộ dân buôn Tun Chách (xã Ea Bia) được bà Đỗ Thị Xuân Thao (cùng buôn) đến giới thiệu có ông cậu ruột ở Lâm Đồng cần công hái cà phê, mức lương 3,6 triệu đồng/tháng. Tiền công cao, lại là chỗ tin tưởng được nên người dân buôn Tun Chách liền hồ hởi đi theo.

 

Sáng 28/9/2012, một chiếc xe 12 chỗ ngồi đăng ký biển kiểm soát ở tỉnh Phú Yên về tận buôn đón 15 người cả trai, lẫn gái, sau đó chạy qua đón thêm một số người nữa ở xã Suối Trai, huyện Sơn Hòa. Đến địa phận Lâm Đồng, mọi người được đưa vào một ngôi nhà khá khang trang nằm ngay ven đường. Ở đó có gần chục thanh niên mặt mũi bặm trợn đứng đợi sẵn. Sau đó mọi người được bà chủ nhà thông báo mức lương thực hưởng chỉ có 2,1-2,4 triệu đồng/tháng. Khi mọi người tỏ ra nghi ngờ, muốn về nhà, lập tức đám thanh niên đứng đó đã dùng lời lẽ thô tục, hù dọa khiến ai nấy đều sợ hãi.

 

Em Đặng Thị Phi, con gái anh Đặng Văn Cường, lấy điện thoại để gọi về cho bà Thao hỏi rõ, lập tức bị tát như trời giáng. Một thanh niên nhanh chân lẻn vào nhà vệ sinh để gọi điện thoại cũng bị lôi ra và bị đánh thậm tệ. Quá hoảng sợ, mọi người đành nghe theo bà chủ vào nhà kho ở ngay liền kề. Hàng ngày, mọi người đều bị nhốt trong phòng kín chật chội, đến bữa thì ăn mì tôm sống, uống nước lã. Mọi cố gắng liên lạc với bên ngoài đều bị cắt, ai muốn mua thuốc lá, nước uống thêm cũng phải năn nỉ, đưa tiền qua khe cửa nhờ mua giùm.

 

Ngoài các camera được gắn trong và ngoài nhà, từ sáng đến tối, đám thanh niên ngồi đánh cờ, gác cửa. Sau đó bà chủ tuyên bố người nào muốn về thì phải thanh toán xong khoản lưu trú và ăn uống là 2,1 triệu đồng/người. Do không có tiền nên sau gần hai ngày trong phòng giam, những lao động trên được bà chủ đưa đến các chủ vườn cà phê hoặc các cơ sở sản xuất, kinh doanh để làm việc.

 

LMô Y Thứ (SN 1997) nhớ lại: “Mọi người bị buộc phải làm việc liên tục nên mỗi đêm chỉ ngủ được một tiếng đồng hồ. Nhiều lúc mệt quá, cháu tranh thủ đứng ngủ cũng bị quát nạt, bị đánh”. Được vài ngày, không ai chịu được nổi cảnh lao động khổ sai nên nhờ người quen báo về gia đình đem tiền lên chuộc. Sau đó 9 người được chuộc về và hiện vẫn còn 4 người bị giữ lại vì gia đình quá nghèo.

 

Ông Ksor Y Ôi, Trưởng công an xã Ea Bia, huyện Sông Hinh cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh của bà con, UBND xã đã chỉ đạo công an xuống địa bàn nắm tình hình, điều tra và lập biên bản, lấy lời khai của người bị hại. Qua rà soát toàn xã Ea Bia có 22 người bị lừa đi lao động ở Lâm Đồng, tập trung nhiều ở buôn Tun Chách, buôn Ma Sung và buôn Hai Klốc. Ngoài ra còn có 5 người nữa là họ hàng trong trong xã trú ở Suối Trai, Sơn Hòa và buôn Thung Đức Bình Đông. Trong số đó có bốn người là nữ, nhỏ nhất sinh năm 1997 (3 người), lớn nhất sinh năm 1960.

 

Đến nay đã vài người được chuộc về, còn lại chưa về được do gia đình không có khả năng chuộc. Hiện chính quyền xã Ea Bia đã thông báo rộng rãi để bà con nhân dân nâng cao cảnh giác, đồng thời phối hợp cùng công an huyện Sông Hinh tìm hướng giúp những người bị lừa về với gia đình.

 

Văn Nhân