1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Hà Tĩnh: Mưu sinh nhờ lộc biển

(Dân trí) - Từ tháng 2 âm lịch đến nay, ngư dân Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) có thêm một loại lộc biển. Đó là “sò mai”.

Theo nhiều người, sò mai đã vắng bóng tại vùng biển Hà Tĩnh đã hàng chục năm. Không hiểu sao, đầu tháng 2 năm nay đàn sò mai kéo về sinh sôi vô số. Chỉ cần đi tàu ra khoảng 3, đến 4 hải lý là có thể bắt được. Từ khi phát hiện được đàn sò mai, bà con ngư dân cũng nườm nượp đổ qua khu vực này để đánh bắt.

Bắt sò mai cũng không khó, chỉ quây lưới đợi vài giờ thấy nặng lưới thì vớt lên. Lưới rộng thì để qua 1 ngày rồi cứ 4, 5 người cùng nhau kéo. Một ngày đi biển, thuyền của ông Nguyễn Văn Thanh bắt được 3 đến 4 tạ sò mai với 9 nhân công trên tàu.

Với số lượng này, chủ buôn trả ông khoảng 3 triệu đồng nếu chia ra bình quân đầu người thì chỉ mới được 3 trăm ngàn đồng/người. “Tuy ít, nhưng bù qua bù lại cộng các loại hải sản nữa cũng thêm tiền dầu mỡ đi lại”, ông Thanh cho biết.

Tầm 2h chiều, khi những chiếc tàu vừa vào bờ, hàng chục người đã chen nhau đông nghịt để thu gom hải sản ngay tại bãi biển Cẩm Lĩnh. Kẻ mua, người bán huyên náo cả một góc bờ.

Thanh niên trai tráng, nhanh tay dỡ những bao tải sò mai trĩu nặng. Do kích thước lớn hơn các loại sò bình thường nên vận chuyển sò mai xuống tàu thuyền khá cồng kềnh. “Đợt này, tàu thuyền nào đi về cũng có không dưới vài tạ sò mai”, chị Vân - một chủ buôn cho hay.

Không chỉ cánh chủ tàu, cánh chủ buôn mà hàng trăm người dân sống xung quanh cũng kiếm thêm được thu nhập từ nguồn lộc biển này. Chiều chiều, đoàn người kéo dài gần nửa km chủ yếu là phụ nữ, người già và cả trẻ em ngồi thành hàng dài, giúp chủ buôn sơ chế sò mai ngay tại chỗ trước khi đem bán vào nhà hàng.

Vừa thoăn thoắt tách vỏ, chị Trần Thị Hà (36 tuổi) kể: "Tuy con sò mai lớn xác vậy nhưng thịt của chúng rất nhão và ăn không ngon. Tinh túy của con sò này chỉ tập trung vào hai cái cồi. Cồi sò mai còn có tên là “điệp nữ” hay “cồi ngọc nữ” , là hai lớp cơ thịt nối liền hai mảnh của con sò.

Với con sò huyết thường gặp ở đất liền cũng có hai bộ phận cồi nhưng chỉ nhỏ như cây tăm tre còn cồi sò mai lại lớn bằng đồng xu, lớp thịt dày đến nửa lóng tay.  Cồi sò mai được các đầu bếp chế biến thành nhiều món ăn, món nào cũng ngon như xào chua ngọt, hấp, nấu súp, lẩu. Ngon nhất là nướng với hấp sả".

Từ công việc này, giúp cho chị Hà và nhiều người có thêm khoảng 70.000 đồng/ ngày. "Có tiền cũng là may rồi, chứ giờ cũng không biết làm nghề gì. Chồng thì cũng theo đám bạn đi biển, tôi ở nhà thêm đồng nào hay đồng ấy. Ngoài ra, sau khi sơ chế xong, phần thịt nhão còn lại không dùng đến chúng tôi vẫn lấy về nấu ăn. Đỡ khoản tiền chợ", một phụ nữ bên cạnh nói thêm. 

Sau đây là một số hình ảnh mưu sinh nhờ lộc biển này trên vùng biển xã Cẩm Lĩnh (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh)

Khi tàu vừa cập bờ
Khi tàu vừa cập bờ
Tổ chức thành từng tổ để sơ chế đạt năng suất cao
Tổ chức thành từng tổ để sơ chế đạt năng suất cao
Tổ chức thành từng tổ để sơ chế đạt năng suất cao
Sò mai bỗng chốc trở thành nguồn thu nhập thời vụ mới cho người dân Cẩm Lĩnh
Sò mai bỗng chốc trở thành "nguồn thu nhập" thời vụ mới cho người dân Cẩm Lĩnh
Căng bạt làm chỗ ngồi
Căng bạt làm chỗ ngồi
Căng bạt làm chỗ ngồi
Mẹ con chị Trần Thị Nga mỗi ngày làm được khoảng 1 bao tải, tương đương với 3 yến với tiền công khoàng 70 ngàn đồng cho cả 3 người
Tay thoăn thoắt 
Tay thoăn thoắt 
Một già, một trẻ cũng mưu sinh tại đây
Một già, một trẻ cũng mưu sinh tại đây
Một già, một trẻ cũng mưu sinh tại đây
Cồi sò sau khi được sơ chế sẽ được bán cho các nhà hàng với giá từ 100.000 - 120.000 đồng/1kg. Những người làm đây cho biết:  cứ 100 con sò mai (khoảng 3kg) thì mới được 1kg cồi sò.
Số thịt nhão không dùng đến được những người làm tại đây đưa về làm bữa ăn cho gia đình.
Số thịt nhão không dùng đến được những người làm tại đây đưa về làm bữa ăn cho gia đình
Xách thùng đi lấy thức ăn
Xách thùng đi lấy thức ăn

Phượng Vũ


Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm