1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Hà Nội: Người dân hình thành nếp sống mới sau giãn cách xã hội

(Dân trí) - Đại dịch COVID-19 đã và đang khiến toàn xã hội thay đổi, nhiều người phải thay đổi thói quen sống của mình để chống lại căn bệnh này.

Người dân hình thành nếp sống mới sau giãn cách xã hội
Hà Nội: Người dân hình thành nếp sống mới sau giãn cách xã hội - 1

Đeo khẩu trang xuống phố

Đi "xe buýt giãn cách"

Trước đây nhiều người không quen đeo khẩu trang, đặc biệt là những người yêu thích thể thao, hoạt động ngoài trời. Thời gian qua, sự vào cuộc mạnh mẽ của lực lượng chức năng và truyền thông, những biên bản phạt 200.000 đồng với lỗi không đeo khẩu trang khi ra đường đã góp phần giúp khẩu trang “phủ sóng”.

Không chỉ ngăn ngừa khói bụi, khẩu trang giờ đây là vật “bất ly thân” của bất kỳ ai.

Hà Nội: Người dân hình thành nếp sống mới sau giãn cách xã hội - 2
Hà Nội: Người dân hình thành nếp sống mới sau giãn cách xã hội - 3

Đi xe bus “giãn cách”

Để đảm bảo an toàn, mỗi chuyến xe bus giờ đây chỉ đón đủ lượng khách ngồi giãn cách trong xe. Ghế được đánh dấu để không ai phải ngồi cạnh ai, thực hiện đúng khoảng cách giãn cách tối thiểu để phòng dịch bệnh lây lan.

Hình ảnh những chuyến xe bus người chật như nêm chỉ còn trong quá khứ.

Hà Nội: Người dân hình thành nếp sống mới sau giãn cách xã hội - 4

Đi chợ “kẻ vạch, căng dây”

“Không bán hàng cho người vi phạm giãn cách xã hội”

Đây là quyết định chung của hàng trăm tiểu thương trong chợ của một con phố ở Hà Nội. Ý thức cao của cộng đồng giúp những người khác đi vào khuôn khổ dù không có luật nào xử phạt nếu có người vi phạm.

Tất cả người dân mua hàng đều phải đứng cách nhau tối thiểu 2m và cách cửa hàng một đoạn bên ngoài dây được chăng sẵn.

Hà Nội: Người dân hình thành nếp sống mới sau giãn cách xã hội - 5

Văn phòng tại gia

Thực hiện chỉ thị 16, chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ, nhiều doanh nghiệp đồng ý với phương án làm việc từ xa. Mỗi cán bộ, công nhân viên đều phải làm việc ở nhà, mặc đồ công sở và phải làm việc đủ 8h như khi làm việc ở cơ quan.

Mỗi người sẽ có một “văn phòng tại gia” để có thể tự do làm việc mà không cần tiếp xúc với quá nhiều người. Điều này tạo tâm lý thoải mái và nâng cao hiệu quả công việc.

“Tất cả được đánh giá qua hiệu quả công việc KPI nên chúng tôi chỉ cần hoàn thành công việc được giao. Trước đây, mỗi lần đi làm phải mất hơn 1 giờ đồng hồ đối mặt với tắc đường, khói bụi khiến tôi rất mệt mỏi”, chị Kim Chi (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ.

Hà Nội: Người dân hình thành nếp sống mới sau giãn cách xã hội - 6

Đo thân nhiệt, rửa tay bằng nước sát khuẩn

Đến bất kỳ cơ quan tổ chức nào, người dân cũng sẽ phải làm một “thủ tục” quen thuộc là đo thân nhiệt và rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn. Việc này vừa giúp sàng lọc những người nghi nhiễm vừa giúp người dân tạo thói quen tốt là “rửa tay”.

Rửa tay phòng được đến 99% các loại mầm bệnh, được truyền thông và y tế tuyên truyền qua nhiều năm nhưng chưa đạt hiệu quả bằng đại dịch Covid-19. Nước rửa tay sát khuẩn cũng trở thành vật “bất ly thân” của nhiều người.

Bên cạnh những nỗi lo sức khỏe, đại dịch Covid-19 theo một cách tích cực, đã thực sự thay đổi thói quen của người dân Việt Nam. Nếp sống mới này giúp cải thiện sức khỏe, giúp ngăn chặn không chỉ đại dịch Covid-19 mà còn nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác trong cộng đồng.

Nguyễn Bắc