1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Hà Nội bị “hun khói”

(Dân trí) - Chiều 5/7, không khí tại Thủ đô bị khói mù bao phủ như một lớp sương dày, mùi khói nồng gắt, làm cản trở giao thông và khiến người dân sống trong nội thành cảm thấy ngột ngạt, cay mắt.

Khói bao phủ phần lớn các tuyến giao thông nội đô. Người đi đường dọc các tuyến phố Nguyễn Trãi, Trường Chinh, Nguyễn Chí Thanh, Giải Phóng... đều ngửi thấy mùi khói đậm đặc khiến họ rất khó chịu vì bị cay mắt, khô mũi, khó thở.
 
Hà Nội bị “hun khói” - 1
Bằng mắt thường cũng thấy rõ "nồng độ" khói đậm trong không khí (Ảnh: Quang Phong)
 
Hà Nội bị “hun khói” - 2

(Ảnh: Minh Mai)

Hà Nội bị “hun khói” - 3

(Ảnh: Minh Mai)

Khói bắt đầu xuất hiện từ khoảng 6h30 tối hôm qua (5/7), khi có ánh đèn xe, đèn đường bật lên là bằng mắt thường có thể nhìn thấy. Càng về đêm, màn khói càng trở nên dày đặc khiến tầm nhìn của các phương tiện giao thông bị hạn chế đáng kể.

Anh Nguyễn Quốc Hưng ở khu đô thị mới Mỹ Đình - Hà Nội cho hay, bắt đầu từ cuối buổi chiều ngày 5/7, trên đường đi làm về anh đã thấy mùi khét trong không khí. “Mùi khét càng về khuya càng nồng nặc. Mắt mũi cay xè, rất khó điều khiển xe,” anh Hưng cho biết.
 
Hà Nội bị “hun khói” - 4
Mù mịt trên Đại lộ Thăng Long. (Ảnh: Tiến Nguyên)
 
Hà Nội bị “hun khói” - 5
Đường Nguyễn Trãi. (Ảnh: Tiến Nguyên)
 
Hà Nội bị “hun khói” - 6
Phố Láng Hạ. (Ảnh: Tiến Nguyên)
 
Thời điểm này các cánh đồng ở ngoại thành đang vào mùa gặt. Sau khi tuốt lúa lấy thóc, người dân thường đốt luôn rơm giữa cánh đồng, khiến nội thành như bị hun khói. Nhiều lúc, những cột khói bốc lên từ các đống rơm rạ hai đên đường tạt theo chiều gió chắn ngang đường như những thanh chắn barie mù mịt che khuất hoàn toàn tầm mắt của người tham gia giao thông. Điển hình là các tuyến đường 32, quốc lộ 6, quốc lộ 1A,...
 
Hà Nội bị “hun khói” - 7

(Ảnh: Minh Mai)

Hà Nội bị “hun khói” - 8

(Ảnh: Minh Mai)
 
Vừa thoát khỏi một "barie khói", anh Đinh Văn Hùng vừa tạt xe máy vào lề đường ho sặc sụa, mước mắt nước mũi chảy giàn giụa: “Chỉ mới gần chục cây số mà tôi đã phải vượt qua mấy đoạn khói mù mịt. Mắt mũi cay xè còn cố chịu được nhưng sợ nhất là tai nạn giao thông. Vừa nhắm mắt lao qua cột khói còn chưa kịp định thần phải táp vào lề đường ngay không biết đâu có ai đó phía sau cứ thế tăng ga lao nhanh qua cột khói là tông trúng nhau ngay”.
 
Hà Nội bị “hun khói” - 9
Những cột khói khổng lồ đang ngày đêm "hun" quốc lộ 1A. (Ảnh: Anh Thế)
 
Hàng trăm đống rơm thi nhau nhả khói khiến không khí không còn ô xy, người dân như bị “chết ngạt”. Đáng lo ngại nhất là các em nhỏ đi học về trên những quãng đường này, có thể gặp tai nạn khó lường. Thậm chí có đoạn người dân đốt rơm ngay gần đường, ngọn lửa táp theo chiều gió khiến ai không để ý đi quá gần có thể xẩy xẩm mặt mày, cháy xém cả quần áo. 
 
Hà Nội bị “hun khói” - 10
Người đi đường phải "vận nội công" mới có thể vượt qua được những "barie khói" như thế này. (Ảnh: Quốc Đô)
 
Hà Nội bị “hun khói” - 11
(Ảnh: Anh Thế)
 
Hà Nội bị “hun khói” - 12
(Ảnh: Minh Mai)

Hà Nội bị “hun khói” - 13




Hà Nội bị “hun khói” - 14
 
Hà Nội bị “hun khói” - 15
Cận cảnh những "ống khói" hun Thủ đô (Ảnh: Minh Mai).
 

Theo các nhà khoa học, khói bụi khi đốt rơm, rạ làm ô nhiễm không khí, gây tác hại lớn đối với sức khỏe con người. Khói rơm thường làm cay, chảy nước mắt, gây kích thích phản ứng ở họng, gây ho, hắt hơi, lợm giọng, buồn nôn, thở khò khè, nếu không thì cũng có cảm giác ngạt thở... Trẻ em, người già và người có bệnh hô hấp, bệnh mạn tính, dễ bị ảnh hưởng nhất.

 

Thành phần các chất gây ô nhiễm không khí do đốt rơm, rạ, tác động đến sức khỏe con người là hydrocacbon thơm đa vòng (viết tắt là PAH); dibenzo-p-dioxin clo hoá (PCDDs) và dibenzofuran clo hoá (PCDFs), là các dẫn xuất của dioxin rất độc hại, có thể tiềm ẩn gây ung thư.

Đốt rơm rạ vào buổi chiều tối gây hại càng lớn vì ban đêm nhiệt độ hạ, những luồng khí “chìm” xuống, khiến khói không bốc được lên cao.

 
Không chỉ đốt rơm rạ vô tội vạ gây ô nhiễm môi trường và cản trở giao thông, lợi dụng đường thông thoáng, người dân các huyện ngoại thành còn chiếm dụng luôn cả lề đường làm sân phơi thóc và chất lúa khiến người đi đường không chỉ phải lo vượt khói mà còn phải cố tránh các loại “bẫy” giăng dọc đường.
 
 
Hà Nội bị “hun khói” - 16
Quốc lộ làm sân phơi thóc (Ảnh: Quốc Thế)
 
Hà Nội bị “hun khói” - 17

phơi rơm (Ảnh: Minh Mai).
 
Hà Nội bị “hun khói” - 18

Rơm đã lấn hết phần đường của xe (Ảnh: Minh Mai)

Hà Nội bị “hun khói” - 19
Những đống rơm đã đốt xong tràn ra đường, trở thành bãi thải lớn lấp cả lối đi vào một đơn vị quân đội. (Ảnh: Minh Mai)

Quang Phong - Vân Anh Thế - Quốc Đô