1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

“Giành giật” 1.000 tỉ đồng: Phận đời nữ đại gia bán bún

Thừa hưởng tài sản của gia đình cộng với “bí quyết” kinh doanh trời cho, bà P đã tạo cho mình một tài khoản “ngầm” khổng lồ mà nhìn bên ngoài ít ai biết. Thế nhưng, sự ra đi đột ngột của bà đã gây nên cuộc tranh chấp tài sản giữa hai bên.

Để làm rõ thông tin về việc tranh chấp tài sản thừa kế giữa chị L và anh em họ hàng nhà bà P, số tài sản lên đến 1.000 tỷ đồng, Phóng viên đã tìm đến nơi ở của các bên liên quan để làm rõ vụ việc.

 

Đại gia bún và đất ở Sài Gòn

 

Nhà bà T.K.P (66 tuổi, trên đường Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú, TP.HCM), cánh cửa vẫn đóng im ỉm. Con gái nuôi của bà P, chị T.H.H.L (25 tuổi) không dám ra khỏi nhà, ngại tiếp xúc với giới truyền thông trong lúc sự việc đang diễn ra rất “gay gắt”.
 
“Giành giật” 1.000 tỉ đồng: Phận đời nữ đại gia bán bún

Một khu đất thuộc quyền sở hữu của bà P đang được cho thuê

 

Nhà những người anh em của bà P cũng tương tự, nhóm PV chỉ nhận được những cái lắc đầu nguây nguẩy “chúng tôi chỉ muốn được yên tĩnh để làm việc và sự việc đang chờ tòa giải quyết”.

 

Tiếp xúc với ông T.M.Đ (cậu họ của bà P), người từng được bà P đứng ra cưới vợ cho và là người có tiếp xúc với bà P thường ngày cho biết, bà P sinh ra trong một gia đình có 10 người con, ba mẹ bà P là người Phúc Kiến, Trung Quốc sang Việt Nam lập nghiệp bằng nghề làm bún gia truyền, có thương hiệu bún Phúc Kiến.

 

Ngày mới có mặt trên thị trường, loại bún này đã nổi tiếng ở khu vực Sài Gòn thời bấy giờ.

 

Việc kinh doanh của ba mẹ bà P cứ thế tiến triển và làm ăn ngày càng thịnh vượng, thương hiệu bún Phúc Kiến không chỉ người Sài Gòn biết đến mà đã lan rộng ra nhiều nơi trong và ngoài nước. Nhưng do làm việc quá sức, ba bà P đã đột tử, thời gian sau, mẹ bà P cũng ra đi.

 

Ngày mẹ bà P ra đi, đã không kịp ghi lại di chúc để phân chia tài sản cho các con. Các anh chị em của bà P, người đi nước ngoài, người có gia đình nên lúc ấy mọi tài sản trong nhà đều do bà P đứng tên.

 

Từ ngày mẹ mất và cũng do một số lý do nên bà P ở vậy tiếp tục việc sản xuất kinh doanh của gia đình. Mặc dù chỉ mới học hết lớp 5 nhưng bà P một mình chèo lái con thuyền làm bún gia truyền của gia đình đi từ thành công này đến thành công khác.

 

Bà là tuýp người yêu công việc, ham làm. Có người hỏi “tại sao chỉ có một mình, không có chồng con thì làm việc nhiều như vậy để đâu cho hết. Bà P chỉ cười trừ - làm nhiều vậy để giúp đỡ những người nghèo”.

 

Bà P lấy tiền lời từ việc kinh doanh bún mua đất mở thêm xưởng sản xuất bún để cung cấp cho thị trường các khu vực trong nước và xuất khẩu bún ra nước ngoài. Mặc dù, việc kinh doanh từ sản xuất bún rất thành công nhưng là một người phụ nữ và tuổi cũng đã cao, bà P quyết định chuyển dần sang kinh doanh bất động sản.
 
“Giành giật” 1.000 tỉ đồng: Phận đời nữ đại gia bán bún
Bà P đứng phía sau, áo nâu, đeo kính trắng

 

Đầu tiên bà P mua những mảnh đất để làm nơi phơi bún, xây nhà xưởng cho thuê rồi tiếp tục mua những khu đất khác. Sau khi đã có một lượng đất khổng lồ trong tay, bà P bỏ hẳn việc sản xuất bún để chuyển sang kinh doanh bất động sản và xây dựng những khu vui chơi giải trí.

 

Nhận con nuôi trùng với ngày tháng sinh của mẹ

 

Giàu có, thành công nhưng bà P là người phụ nữ đơn thân. Bà không bao giờ nghĩ đến việc lập gia đình hay gần gũi với người khác phái. Hằng ngày, không trừ việc gì, dù việc nặng hay nhẹ, bà P cũng trực tiếp làm mà không câu nệ gì.

 

Năm 1987 bà muốn có một người con nuôi để vui cửa vui nhà và sẽ giúp bà trong việc kinh doanh sau này. Nhớ lời mẹ bà dặn “con không lấy chồng, nếu có nhận con nuôi thì hãy nhận đứa trẻ nào có cùng ngày tháng sinh với mẹ để việc kinh doanh ngày càng thuận lợi”.

 

Lần đó, bà P vào bệnh viện Hùng Vương, TP.HCM để nhận con nuôi. Trước khi đi bà P vẫn định sẽ nhận một bé trai để về nuôi dưỡng. Nhưng sau khi đi vòng xem các cháu bé trong bệnh viện, bà P không ưng ý ai. Cuối cùng bà P nhìn thấy chị L mỉm cười với mình thì quyết định nhận chị L làm con nuôi. Khi đó chị L mới được 2 ngày tuổi.

 

Mặc dù là con nuôi nhưng bà P chăm sóc chị L hơn con đẻ. Khi chị L học hết lớp 11, bà P đã cho chị L đi du học tại Đức, chuyên ngành luật để khi ra trường sẽ hỗ trợ bà trong việc kinh doanh.

 

Ông D.H.B (tổ trưởng tổ dân phố) cho biết, hôm bà P chết, chị L vẫn đang đi học ở Đức, trước

lúc đó hai mẹ con bà P vừa nói chuyện với nhau qua điện thoại. Bà P ra đi đột ngột nên cũng không kịp để lại di chúc về khối tài sản khổng lồ của mình.

 

Được biết bà P ra đi đột ngột để lại số tiến gồm: 100 cây vàng, nhiều tiền mặt, 1 triệu USD, nhiều trang sức bằng kim cương, 17 cuốn sổ tiết kiệm (trong đó có nhiều sổ ghi số tiền hàng chục tỉ đồng). Nhiều nhà xưởng, đất đai ở quận Tân Phú, TP.HCM, ở Bình Dương, Tây Ninh... Những tài sản của bà P được cất cẩn thận trong két sắt. Ngoài ra, tài sản của bà còn có căn nhà đang sinh sống tại quận Tân Phú rộng khoảng 2.000 m2 và 1 sân tennis cho thuê.

 

Theo Lao động/VTC News

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm