1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Hà Nội:

Gia đình 9 người - 5 đứa trẻ, 4 người bệnh...

(Dân trí) - Sinh ra trong một gia đình có nhiều anh chị em bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam, anh Thêm cũng ngớ ngẩn cười nói cả ngày. Từ hồi anh lấy vợ đến nay, gia đình càng trở nên khốn khó khi cùng một lúc phải nuôi 5 người con, một mẹ già và cô em gái cũng đang mắc bệnh nằm liệt giường...


Chị Phượng tuy không tháo vát hơn người nhưng cũng gắng lo cho đại gia đình toàn người đau yếu, bệnh tật.

Chị Phượng tuy không tháo vát hơn người nhưng cũng gắng lo cho đại gia đình toàn người đau yếu, bệnh tật.

Theo lời chỉ dẫn của người dân sống tại xã Văn Võ, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, chúng tôi có mặt tại một ngôi nhà cấp 4 xập xệ với những bức tường mục nát của gia đình anh Nguyễn Văn Thêm, nằm sâu trong con ngõ nhỏ chật hẹp thuộc thôn Võ Lao.

Chồng con đều mang di chứng chất độc màu da cam

Căn nhà mái ngói cũ kỹ được xây dựng cách đây mấy chục năm là nơi ở của 9 thành viên trong gia đình anh Thêm. Kết hôn từ những năm 1998, anh Thêm và chị Phượng đã có với nhau 5 mụn con. Cứ tưởng rằng di chứng quái ác chất độc màu da cam (từ đời bố của anh Thêm đi bộ đội bị ảnh hưởng) sẽ buông tha gia đình bé nhỏ của anh. Nhưng thật trớ trêu, đứa con trai giáp út năm nay 12 tuổi của anh Thêm cũng bị câm điếc, thơ thẩn cả ngày.

Vì điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, nhà có tới mấy người bệnh tật, hai đứa con đầu của anh Thêm đã theo người ông họ đi xuống trung tâm Hà Nội để làm thêm phụ giúp gia đình. Những đứa ở nhà cũng không được đi học.

Bà Đỗ Thị Xúi, 70 tuổi (mẹ anh Thêm) kể: "Cuộc đời tôi khổ lắm! Đẻ được 8 đứa con thì 3 đứa mắc bệnh, con cả thì mất cách đây chưa lâu, đứa con gái út mấy tháng nay cũng bị bệnh tâm thần, còn Thêm là đứa thứ ba cũng không được khôn như người bình thường, cứ thơ thẩn suốt ngày. May là nó vẫn còn biết đi bắt con tôm con tép về cho vợ đi chợ, bán để kiếm thêm mấy đồng đong gạo”.


Bà Xúi đan nón mang ra chợ bán, kiếm thêm vài đồng mua thức ăn.

Bà Xúi đan nón mang ra chợ bán, kiếm thêm vài đồng mua thức ăn.


Bà Xúi và người con trai mang di chứng chất độc da cam.

Bà Xúi và người con trai mang di chứng chất độc da cam.

Mặc dù đã tuổi cao nhưng bà Xúi trông vẫn còn khá minh mẫn, hoạt bát. Hàng ngày bà vẫn ngồi cặm cụi đan nón lá rồi mang ra chợ bán, phụ giúp thêm bữa rau bữa cháo cho gia đình.

“Mỗi chiếc nón lá tôi đan đem ra chợ bán lời cũng được dăm ba nghìn, mắt tuy kém rồi nhưng đôi tay vẫn còn linh hoạt lắm, một ngày có thể đan được gần chục chiếc ấy”, bà Xúi khoe.

Gia đình 9 người - 5 đứa trẻ, 4 người bệnh...

Đứa con thứ 4 của gia đình anh Thêm bị ảnh hưởng di chứng chất độc màu da cam. “Từ khi sinh ra đến nay Tư bị câm điếc, không tự chủ được hành động của mình. Nó rất hiếu động, rất thích gặm bất cứ thứ gì có thể cầm nắm được và, không kiểm soát được việc đi vệ sinh nên cũng chẳng mấy khi mặc quần. Thậm chí cũng không có nhiều quần cho nó mặc”, người bà khốn khổ kể.

Hiện trong nhà chỉ có người con út của anh Thêm là được đến trường, nhưng với điều kiện kinh tế gia đình như hiện nay, không biết việc học của cháu được kéo dài đến bao giờ!

Người phụ nữ âm thầm hi sinh trong căn nhà “điên”


Chị Phượng và đứa con bệnh tật.

Chị Phượng và đứa con bệnh tật.


Căn nhà nhỏ có tới 9 người sinh sống, trong đó có 4 người bệnh tật.

Căn nhà nhỏ có tới 9 người sinh sống, trong đó có 4 người bệnh tật.

Bước xuống căn bếp đằng sau ngôi nhà đã phủ một màu đen óng của tro và khói lâu ngày, chúng tôi gặp chị Phượng đang chuẩn bị bữa trưa cho cả nhà. Do mái bếp thấp lại không có ô thoát khí nên việc bếp núc của chị Phượng càng thêm vất vả.

Bữa ăn hàng ngày chủ yếu là rau dưa, hôm nào khá lắm thì có thêm ít thịt hay cá, tôm cua nhà tự bắt được ngoài đồng. Mặc dù vậy chị Phượng vẫn cố gắng lo đủ 3 bữa cơm cháo cho cả đại gia đình.

Lấy chồng từ năm 25 tuổi, số phận chị Đỗ Thị Phượng (vợ anh Thêm) bắt đầu sóng gió, giông tố.

Theo lời kể của những người hàng xóm, chị Phượng cũng là người không bình thường, không nhanh nhẹn tháo vát như những người phụ nữ khác. Mẹ già, chồng bệnh con dại, em chồng cũng bệnh tật, người phụ nữ được cho là không tháo vát ấy khốn đốn lo toan cho ngần ấy con người.

“Hàng ngày tôi dậy từ lúc gà gáy, đi ra đồng đánh dậm với chồng, có hôm thì được nhiều cá, nhiều tôm, đem ra chợ bán cũng được hơn trăm ngàn đem đong gạo và mua thức ăn. Nhưng cũng có hôm chẳng được, về đành cho con với mẹ ăn rau hoặc nấu cháo” - chị Phượng chia sẻ.

Mặc dù số phận không may mắn nhưng rất ít khi chị Phượng than thở. Bao nhiêu yêu thương, tốt đẹp, chị vẫn gắng dành hết cho gia đình nhỏ thiệt thòi, bất hạnh của mình...

Trần Thanh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm