Nghệ An:

Ghi ở “tâm bão H”: Đi tìm lời giải nơi vùng sơn cước

(Dân trí) - Không phải đâu khác mà chính những bản làng vùng sơn cước lại trở thành “tâm bão H”. Vậy đâu là nguyên nhân khiến những mái nhà sàn đơn sơ nơi đây phải gánh chịu sức “tàn phá” từ cơn bão mang tên HIV.

Ghi ở tâm bão H.

Cán bộ trạm, y tế bản lực lượng “xung kích” trong cuộc chiến nơi “tâm bão H”.

Trước đây khi nhận thức về căn bệnh HIV còn nhiều hạn chế, thì những người có H thường mặc cảm và coi đó như là dấu chấm hết của cuộc đời mình. Họ không chỉ chịu những nỗi đau mà căn bệnh mang đến, mà còn phải đối mặt với sự kỳ thị, xa lánh từ người xung quanh hay thậm chí là những người thân trong gia đình. Đó mới chính là sự dày vò, đau đơn nhất mà bản thân họ phải đối mặt.

Và đây cũng là một trở ngại khiến cho cuộc chiến chống lại căn bệnh H thêm muôn vàn khó khăn. Nó như là một rào cản đẩy những người có H đến bên bờ vực của cuộc sống này khi một mình đối diện với căn bệnh thế kỷ. Đặc biệt, tại các xã vùng cao nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế nên trong cuộc chiến ấy khó khăn lại được nâng lên bội phần.

Chị L.Th.Q đau đớn khi biết mình có H, chị lây nhiễm từ người chồng cách đây khoảng 3 năm.
Chị L.Th.Q đau đớn khi biết mình có H, chị lây nhiễm từ người chồng cách đây khoảng 3 năm.

Lúc này tiếp cận, vận động người dân đi xét nghiệm là việc làm hết sức khó khăn. Đội ngũ cán bộ trạm, y tế bản, người cùng chung một con đường trở về bản làng sau mỗi ngày dài lên nương, người vẫn thường xuyên trò chuyện bằng cùng một ngôn ngữ quanh bếp lửa hồng trong những ngày đông giá lạnh ... Lực lượng ấy trở thành cầu nối quan trọng trong cuộc chiến căm go, là “lực lượng xung kích” nhất đẩy lùi mọi kỳ thị, đưa những người dân bản tự nguyện đi xét nghiệm HIV.

Chị Hồ Thị Phương Lê (SN 1987) một y tế bản tâm sự: "Trước đây việc vận động người dân đi xét nghiệm rất khó khăn. Có lần tôi phải tự chạy xe máy đến tận nhà đón họ đi xét nghiệm rồi chở về. Bây giờ thì có người đã tự nguyện đi xét nghiệm vì họ ý thức được việc phát hiện sớm sẽ giúp điều trị tốt hơn, sức khỏe tốt hơn và họ không còn sợ bệnh HIV như trước nữa...”.

Chị Phương Lê cho biết: Trước đây việc vận động người dân đi xét nghiệm rất khó khăn. Có lần tôi phải tự chạy xe máy đến tận nhà đón họ đi xét nghiệm rồi chở về. Bây giờ thì có người đã tự nguyện đi xét nghiệm vì họ ý thức được việc phát hiện sớm sẽ giúp điều trị tốt hơn, sức khỏe tốt hơn và họ không còn sợ bệnh HIV như trước nữa...”.
Chị Phương Lê cho biết: "Trước đây việc vận động người dân đi xét nghiệm rất khó khăn. Có lần tôi phải tự chạy xe máy đến tận nhà đón họ đi xét nghiệm rồi chở về. Bây giờ thì có người đã tự nguyện đi xét nghiệm vì họ ý thức được việc phát hiện sớm sẽ giúp điều trị tốt hơn, sức khỏe tốt hơn và họ không còn sợ bệnh HIV như trước nữa...”.

Mỗi năm phòng khám OPC cùng trạm y tế vẫn tổ chức nhiều đợt xét nghiệm lưu động tại các bản làng mỗi lần như thế có thêm những cái tên mới được phát hiện có H.

“Mỗi năm đơn vị vẫn thường tổ chức các đoàn xét nghiệm lưu động về từng địa phương, thôn bản ... Có những trường hợp họ tự nguyện đến để xét nghiệm. Trung bình mỗi tháng có 7-8 trường hợp mới được phát hiện trên địa bàn toàn huyện. Việc phát hiện sớm giúp người bệnh được điều trị nên sức khỏe họ tốt hơn. Việc dùng thuốc đều đặn thì họ cũng có thể sinh hoạt như những người bình thường, có thể sinh con mà không nhiễm H”, ông Mạc Văn Lâm - Trưởng phòng khám OPC - Trung tâm y tế huyện Quế Phong cho biết.

Chị H.T.T và hai con trai mới 16 tháng tuổi cùng có H, chị là một trong những trường hợp xót xa nhất tại “tâm bão H”.
Chị H.T.T và hai con trai mới 16 tháng tuổi cùng có H, chị là một trong những trường hợp xót xa nhất tại “tâm bão H”.

“Bây giờ nhận thức của bà con nhân dân cũng đã thay đổi rất nhiều. Họ cũng sống hòa đồng không còn chán nản, tuyệt vọng khi biết bản thân mang trong mình căn bệnh HIV. Đặc biệt, cộng đồng cũng rất tích cực, không còn cảnh kỳ thị hay phân biệt đối với những người có H. Từ đó tạo tâm lý tích cực, họ vẫn sống sinh hoạt, làm việc như những người bình thường khác, có người đi làm ăn xa họ vẫn đến địa điểm đăng ký tại nơi mình tạm trú để điều trị đều đặn ...”, y sĩ Lương Thị Kiều - Trưởng trạm Y tế xã Tiền Phong chia sẻ.

Giải mã nguyên nhân

Ngồi trong căn nhà nhỏ nơi bản vùng cao vợ chồng anh C.V.Ng (SN 1975) và chị L.Th.Q (SN 1980) vừa tiếp những người bà con xa đến thăm mình vừa trò chuyện cùng chúng tôi. Hơn 3 năm ròng rã từ khi biết mình có H, anh Ng. vẫn ân hận vì một phút không là chính mình khi có quan hệ ngoài chồng vợ anh đã mang căn bệnh và về lây sang cho người đầu ấp tay gối với mình.

Dù vậy, nhưng bây giờ anh vẫn không còn sợ căn bệnh ấy nữa, đặc biệt sau đó anh cũng rất vui mừng khi biết các con đều âm tính với căn bệnh này.

Chị Hồ Thị Phương Lê một trong những y tá bản xung kích nhất trong cuộc chiến với H, chị đã từng bỏ công chở từng bệnh nhân đến phòng khám xét nghiệm.
Chị Hồ Thị Phương Lê một trong những y tá bản xung kích nhất trong cuộc chiến với H, chị đã từng bỏ công chở từng bệnh nhân đến phòng khám xét nghiệm.

Bây giờ nhận thức của bà con nhân dân cũng đã thay đổi rất nhiều. Họ cũng sống hòa đồng không còn chán nản, tuyệt vọng khi biết bản thân mang trong mình căn bệnh HIV...”, y sĩ Lương Thị Kiều - Trưởng trạm Y tế xã Tiền Phong chia sẻ.
Bây giờ nhận thức của bà con nhân dân cũng đã thay đổi rất nhiều. Họ cũng sống hòa đồng không còn chán nản, tuyệt vọng khi biết bản thân mang trong mình căn bệnh HIV...”, y sĩ Lương Thị Kiều - Trưởng trạm Y tế xã Tiền Phong chia sẻ.

Tuy nhiên, HIV lây lan qua đường tình dục không phải là nguyên nhân chính biến những bản làng vùng sơn cước nơi đây trở thành “tâm bão H”. Mà nguyên nhân chính là từ việc dùng chung bơm kim tiêm trong quá trình tiêm chích ma túy. Chính khoảng thời gian “cái chết trắng” tàn phá nơi đây đã để lại những di chứng nặng nề đến vậy. Những xã như: Đồng Văn, Tiền Phong ... từng được mệnh danh là “thủ phủ ma túy” vùng biên thời bấy giờ.

Ông Võ Khánh Toàn - Chủ tịch UBND xã Tiền Phong cho biết: “Toàn xã có 25 thôn bản với hơn 11.000 nhân khẩu. Ngày trước ở đây tình hình buôn bán, sử dụng ma túy hết sức phức tạp. Một phần từ thói quen của bà con hay dùng thuốc phiện để chữa bệnh đau bụng. Sau đó là heroin, ma túy xuất hiện... chính việc sử dụng chung bơm kim tiêm khiến việc lây lan HIV nhanh chóng đến vậy. Sau đó khi tình hình ma túy trở nên ổn định thì số lượng người được phát hiện HIV tăng lên rất nhiều”.

Ông Mạc Văn Lâm - Trưởng phòng khám OPC Trung tâm Y tế huyện Quế Phong cho biết hiện tại phòng khám đang điều trị cho 1.123 bệnh nhân có H tập trung tại các xã như Tiền Phong, Mường Nọc, Đồng Văn...
Ông Mạc Văn Lâm - Trưởng phòng khám OPC Trung tâm Y tế huyện Quế Phong cho biết hiện tại phòng khám đang điều trị cho 1.123 bệnh nhân có H tập trung tại các xã như Tiền Phong, Mường Nọc, Đồng Văn...

Hơn 20 năm làm cán bộ xã, bản thân ông Toàn rõ hơn ai hết những biến động trên địa bàn. Chính ma túy mới là nguyên nhân chính dẫn đến việc con số người nhiễm HIV tăng lên kinh hoàng đến vậy tại địa phương mình quản lý. Không chỉ tàn phá bản làng, ma túy còn để lại những di chứng nặng nề mà cho đến ngày hôm nay vẫn chưa thể khắc phục nổi.

Cùng chung quan điểm với ông Toàn, Bác sĩ Chuyên khoa II, Lang Văn Thái - GĐ Trung tâm y tế huyện Quế Phong cho biết: “Có đến hơn 80% số người nhiễm HIV là do dùng chung bơm kim tiêm trong quá trình tiêm chích ma túy. Tiếp theo là lây lan qua đường tình dục trong đó chủ yếu là lây từ chồng sang vợ. Sau đó mới đến lây từ mẹ sang con... Hiện tại chúng tôi cũng đang tích cực phối hợp cùng các cơ quan chức năng trong quá trình vận động, phát hiện và điều trị HIV, đồng thời tuyên truyền bà con về cách phòng ngừa lây nhiễm...”.

Căn nhà của chị Ch.Th. D. có chồng bị H đã chết, giờ không ai ở. Bản thân chị D. cũng bị H nhưng giờ đang phải nuôi 3 con nhỏ. Rất may mắn, 3 đứa con của chị không bị như những đứa trẻ khác ở bản làng này.
Căn nhà của chị Ch.Th. D. có chồng bị H đã chết, giờ không ai ở. Bản thân chị D. cũng bị H nhưng giờ đang phải nuôi 3 con nhỏ. Rất may mắn, 3 đứa con của chị không bị như những đứa trẻ khác ở bản làng này.

Xã Tiền Phong, huyện Quế Phong được xem là “tâm bão H” với hơn 412 người được phát hiện và điều trị, con số ấy sẽ còn cao hơn nếu tính cả số người đã tử vong vì H.
Xã Tiền Phong, huyện Quế Phong được xem là “tâm bão H” với hơn 412 người được phát hiện và điều trị, con số ấy sẽ còn cao hơn nếu tính cả số người đã tử vong vì H.

Chiều tà những đám mây đen dựng đứng vần vũ trên từng ngọn núi báo hiệu một cơn mưa dông lớn sắp ập đến. Thứ “đặc sản” thời tiết của miền Tây xứ Nghệ “đuổi” chúng tôi ra khỏi các bản làng vùng “tâm bão H”. Rời những mái nhà sàn nhỏ mà lòng nặng trĩu, không biết rồi đây sẽ còn thêm những cái tên nào trong các khuôn mặt mà chúng tôi đã gặp sẽ phải “ghi danh” vào cuốn sổ của nữ trưởng trạm, cái cuốn sổ mà bà không muốn lật dở lấy một trang.

Cuộc chiến ấy nơi “tâm bão” đã có nhiều thay đổi tích cực từ nỗ lực của nữ y tế bản với mức phụ cấp chỉ khoảng 700.000 đồng/tháng. Từ những chuyến xét nghiệm, vận động lưu động, từ những ngày tháng vẫn kiên trì vận động của cả đội ngũ cán bộ Trạm y tế, chính quyền địa phương... mong sao danh sách ấy sẽ dừng lại. Và chúng tôi mong rằng sẽ chẳng có thêm một cái tên mới nào được “ghi danh” vào cuốn sổ tử - mà chị chị Hồ Thị Phương Lê đang giữ.

Nhóm PV