1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Lai Châu:

Dùng thuốc nhuộm tóc biến thịt lợn thành "đặc sản"

Nắm được thói quen chuộng thịt lợn đen (do người dân vùng cao nuôi) hơn thịt lợn trắng (thường dưới xuôi chuyển lên), không ít thương lái ở thị xã Lai Châu (Lai Châu) đã dùng thuốc nhộm tóc để nhuộm đen thịt lợn.


Dùng thuốc nhuộm tóc biến thịt lợn thành "đặc sản" - 1
Người dân mua thịt tại chợ xép Đoàn Kết (thị xã Lai Châu)

Toàn khu vực thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu có 5 chợ (chợ Trung Tâm, Đoàn Kết, Quyết Thắng, 2 chợ Tân Phong). Trong số đó chợ phường Đoàn Kết là nơi tập trung trao đổi, mua bán lớn nhất, hàng hóa khắp nơi đổ về.

Đặc biệt khoảng 2 - 3 ngày lại có những xe chở lợn thịt từ miền xuôi lên. Người tiêu dùng thường không ưa chuộng với thịt lợn xuôi, vì cho rằng: lợn xuôi ăn nhiều cám tăng trọng nên khi chế biến món ăn thịt thường có mùi hôi, nhiều nước và có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.
 
Do đó, người tiêu dùng thường tìm kiếm thịt lợn đen để mua vì cho rằng: lợn đen thường là lợn của người dân vùng cao Lai Châu nuôi, không sử dụng cám tăng trọng, sau khi chế biến có mùi thơm, ngon, ít nước, không hao, không gây bệnh.
 
Chính từ những suy nghĩ đó, nên giá thịt lợn đen thường cao hơn so với giá lợn trắng từ 30.000 – 35.000 đồng/kg.
 
Các thương lái nắm được thị hiếu này của người tiêu dùng, thường mổ 2 con lợn trong một ngày, một con lợn dưới xuôi và một con trên vùng cao. Mục đích là trốn thuế giết mổ 1 con và dùng đầu và đuôi lợn đen để quảng cáo. Vì vậy, nếu không cẩn thận lựa chọn, không ít người bị mắc lừa mua giá lợn đen, nhưng phải ăn thịt lợn trắng.
 
Đáng nói hơn có nhiều thương lái tìm đủ mọi cách để tăng thêm lợi nhuận là dùng thuốc nhuộm đen tóc để nhuộm vào lông và da lợn trắng (chủ yếu là lợn sề trắng mang từ xuôi lên) mang ra thị trường lừa người tiêu dùng để thu lợi.
 
Tình cờ PV gặp 1 cháu trai chừng 4 - 5 tuổi mang lọ thuốc nhuộm tóc ra đường chơi. Cháu hồn nhiên nói: “Cô ơi thuốc này bố cháu dùng để nhuộm lông lợn, mổ bán đấy. Có hôm bố cháu còn nhuộm cho cả hai con lợn đấy cô ạ…!”.
 
Được biết, đây không phải là trường hợp cá biệt. Có hộ gia đình bán cho lái thương lợn trắng và được hẹn mai lấy thịt về ăn, nhưng khi ra lấy thịt lại thấy thịt lợn đen, liền hỏi hôm nay có phải là mổ lợn mua nhà mình không, sao lợn trắng nay lại là lợn đen thì lái thương ra hiệu cho chủ nhà không nói nữa…!
 
Và khi vãng khách đi, thương lái mới nói với chủ nhà: “Chẳng lợn nhà chị thì còn lợn nhà ai vào đây”, em làm thế mới bán được chị ạ. Vì bây giờ “Họ chỉ thích mua thịt lợn đen thôi”. 
 
Thịt lợn trắng bị nhộm đen thường thì da có màu đen bóng, có độ trơn của mỡ, khi rửa hoặc dùng dao cạo da lợn thường ra chất dẻo, dính màu đen, rất khó sạch. Do vậy, trường hợp mua phải thịt bị nhuộm, người tiêu dùng nên rửa sạch bằng nước nóng, tốt nhất là bỏ da để hạn chế tối thiểu chất độc của thuốc nhuộm tóc khi ăn phải vào cơ thể.
Theo Diệu Ân
Báo Lai Châu

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm