1. Dòng sự kiện:
  2. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định
  3. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

“Đinh tặc” câu kết kẻ bán ruột dỏm

Các tiệm sửa xe “đinh tặc” đều có chung một đặc điểm là sử dụng ruột xe dỏm. Loại ruột xe kiểu này thường mang các nhãn hiệu nổi tiếng nhưng bên trong là hàng giả, kém chất lượng, thậm chí tái chế từ ruột hư hỏng.

 
“Đinh tặc” câu kết kẻ bán ruột dỏm - 1
Mua vỏ xe máy hư dọc quốc lộ 1A

 

Từ nhiều năm nay, trên cung đường “đinh tặc” đã hình thành những điểm chuyên cung cấp ruột dỏm (tái chế) với số lượng lớn. Ruột dỏm được các tiệm sửa xe mua sỉ với giá 15.000-18.000 đồng nhưng “chém” khách đến 70.000 đồng, thậm chí 120.000 đồng.

 

Lừa khách

 

Biến cũ thành mới

 

Không chỉ sử dụng ruột dỏm, các tiệm sửa xe “đinh tặc” còn “phù phép” vỏ xe cũ thành vỏ xe mới. Họ đi mua vỏ xe cũ hoặc lừa khách thay vỏ xe chưa hư để làm nguồn thay cho xe khác.

 

Dây thép viền xung quanh vỏ xe được họ dùng kìm nắn lại cho thẳng, sau đó rửa sạch bằng xà bông, lau khô rồi đánh lên một lớp xi.

 

Chờ khoảng hai giờ sau, vỏ xe cũ tiếp tục được đánh lên một lớp xi thứ hai để tạo độ bóng. Hoàn chỉnh xong các công đoạn này, họ lấy giấy bóng của các nhãn hàng nổi tiếng cuộn lại thành một vỏ xe mới. Khách buộc phải thay vỏ xe thì họ “chém” với giá 200.000-280.000 đồng/vỏ.

Ngày 9/10, khi một khách trúng đinh hình thoi dẫn xe vào tiệm Văn Minh (phường Bình Chiểu, Thủ Đức, TPHCM) thay ruột, Toàn - chủ tiệm - bóc túi nilông, lôi ruột ra nói với khách đây là hàng Casumina, nhãn mác đầy đủ. Cho khách coi lướt qua, Toàn bỏ ngay vào vỏ xe để giấu miếng vá có sẵn ở gần chân van.

 

Nhìn bề ngoài tưởng ruột mới nhưng thật ra nhiều loại ruột đã bị lủng và vá lại. Chị Hiền, chủ tiệm ve chai ngay cạnh tiệm sửa xe của Toàn, nói thẳng: “Thay ruột dỏm thì chúng nó thường nhìn mặt, nhìn biển số, gần hay xa. Khách là phụ nữ mà biển số xe các tỉnh là vô tư giở trò...”.

 

Hằng ngày, nhiều chuyến xe thu gom ruột hư khắp nơi nườm nượp đổ về các lò thu mua tại quận 12, quận Thủ Đức. Chỉ tính sơ bộ, từ cầu vượt Bình Phước đến ngã tư Ga đã có hơn 20 điểm chuyên mua ruột hư, vỏ xe hư với số lượng lớn. Tuyển, một tay chuyên mua ruột hư (trọ tại phường An Bình, Dĩ An, Bình Dương), cho biết: “Có thời điểm mua ruột hư từ các tiệm sửa xe về bán lại cho các đầu mối kiếm lời từ 400.000-1 triệu đồng/ngày. Chính vì thế có những người đi mua ruột cung cấp luôn đinh hình thoi cho các tiệm vá xe”.

 

Bỏ mối ruột dỏm

 

Theo điều tra của chúng tôi, người bỏ mối ruột dỏm lớn nhất ở cung đường “đinh tặc” chính là Thuận - Dung. Tiệm sửa xe Thuận Dung nằm ngay mặt tiền quốc lộ 1A (chồng tên Thuận, vợ tên Dung, thuộc phường Linh Xuân, Thủ Đức, TPHCM). Tiệm sửa xe nhìn bên ngoài rộng hơn 4m, sâu hơn 15m nhưng bên trong là một “núi” các loại ruột xe dỏm. Tất cả các tiệm sửa xe “đinh tặc” mà chúng tôi điều tra đều lấy ruột dỏm ở đây.

 

Ngày 11/10, Hòa, rồi Truyền và bốn chủ tiệm sửa xe khác đến tiệm sửa xe Thuận Dung chờ lấy ruột dỏm loại 18.000 đồng. Bà Le, một người chuyên đi mua ruột hư ở các tiệm sửa xe “đinh tặc”, lấy hơn 100 cái. Có thời điểm, mỗi ngày bà Le bỏ mối được hơn 100 cái ruột dỏm.

 

Ở tiệm Thuận Dung đầy rẫy ruột xe Casumina tái chế đã bị lủng được vá ép lại để bán. Chiều 13/10, khi một số khách lạ đến hỏi lấy hàng, bà Dung nói: “Hàng tái chế này giá quá bèo không thể bớt. Bởi ruột mới mấy chục ngàn một cái, còn tôi bán ruột có bao bì Casumina hẳn hoi mà giá chỉ 18.000 đồng”. Những loại ruột này dễ dàng bị nổ khi nắng nóng. Tuổi thọ của ruột này chỉ vài ngày, thậm chí vài tiếng đồng hồ. Ruột dỏm thường có tính đàn hồi kém, vá không ăn keo.

 

Ăn nên làm ra, tiệm Thuận Dung “vươn vòi bạch tuộc” khắp các tiệm sửa xe trên tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 51, xa lộ Hà Nội, và không chỉ ở TPHCM mà cả Đồng Nai, Long An...; không chỉ bán ruột kém chất lượng, tiệm Thuận Dung còn cung cấp đủ các loại phụ tùng xe máy nhái, giả.

 

“Đinh tặc” câu kết kẻ bán ruột dỏm - 2
“Đinh tặc” Đỗ Văn Chuyền (Truyền, bị bắt ngày 12/11) đang phù phép vỏ xe cũ thành vỏ xe mới (ảnh chụp qua video clip)

 

Lò xay ruột xe

 

Các lò sản xuất ruột dỏm chủ yếu nằm ở khu vực ngoại thành TPHCM. Sau khi phân loại, các lò thu mua ruột hư tiếp tục bỏ mối cho các điểm sản xuất ruột xe. Ruột hư chủ yếu được phân thành hai loại: một loại dùng để cắt làm dây ràng (dùng buộc hàng hoá), còn một loại dùng để nấu tái chế.

 

Ngày 6/8, bám theo những xe hàng đầy ắp ruột hư, ruột phế thải, chúng tôi đến khu vực ngã tư Bà Hom (Q.6). Từ ngã tư Bà Hom, rẽ vào xã Phạm Văn Hai rồi lần theo con đường đất đỏ gồ ghề đá. Đi hơn 1km thì gặp rừng tràm, rồi quẹo tay trái. Ở đó có những khu nhà xưởng tạm bợ, vây quanh hàng rào che chắn bằng tôn cũ đã gỉ sét. Mùi cao su bốc ra nồng nặc, tiếng máy băm, máy xay cao su uỳnh uỵch. Ở đây nổi tiếng là xưởng của ông Tuấn, chuyên băm, xay cao su để sản xuất ruột. Xưởng sản xuất của ông Tuấn không có giấy phép, không đóng thuế, cũng không cần “tiêu chuẩn” môi trường...

 

Ở khu vực này ông Tuấn có hai nhà xưởng nằm liền kề nhau. Bên trong nhà xưởng đủ các loại ruột hư mua từ các tiệm sửa xe chất cao từng đống. Bên góc, hai máy xay và máy băm nghiền cao su. Thấy làm ăn béo bở nên cách đây không lâu ông Tuấn còn hùn vốn với một người chị để tăng công suất máy xay ruột xe hư. Sau khi được xay nhuyễn được chở đến nhập cho một phân xưởng chuyên thổi ruột ở đường Lũy Bán Bích (quận Tân Bình). Tại đây, mớ chất nhuyễn này được thêm vào một số hóa chất, rồi bỏ vào máy để thổi ra các loại ruột xe.

 

Loại ruột này theo chân các thương lái bỏ mối lại cho các tiệm sửa xe “đinh tặc”. Mắt xích “rải đinh - phá xe - thay ruột dỏm” cứ thế tái diễn.

 

Theo Anh Thoa

 Tuổi trẻ

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm