1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Dạy vượn “làm quen” với rừng

(Dân trí) - Hàng chục các thể linh trưởng quý hiếm đang được Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp Đảo Tiên lựa chọn để chăm sóc, giúp các cá thể này đủ khả năng để tái hòa nhập với môi trường tự nhiên.

Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp Đảo Tiên, Vườn Quốc gia Cát Tiên được thành lập từ năm 2008 do tổ chức phi chính phủ Cứu hộ Monkey World Ape (Vương quốc Anh) phối hợp với Trường đại học Pingtung, Đài Loan và Vườn Quốc gia Cát Tiên tài trợ.

Hiện nay, hơn 30 ha diện tích Đảo Tiên đang được Trung tâm lựa chọn để chăm sóc hàng chục cá thể linh trưởng và giúp các cá thể này đủ khả năng để tái hòa nhập cộng đồng. Từ 2008 đến nay, Trung tâm đã trả về rừng tự nhiên thành công gần 40 cá thể linh trưởng quý hiếm. Hiện tại, Trung tâm đang chăm sóc hàng chục cá thể linh trưởng quý hiếm.

Hiện tại Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp Đảo Tiên, Vườn Quốc gia Cát Tiên đang chăm sóc 21 cá thể vượn đen má vàng và 1 cá thể vượn đen má trắng, 28 cá thể culi và 7 cá thể voọc.
Hiện tại Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp Đảo Tiên, Vườn Quốc gia Cát Tiên đang chăm sóc 21 cá thể vượn đen má vàng và 1 cá thể vượn đen má trắng, 28 cá thể culi và 7 cá thể voọc.

Tất cả những cá thể linh trưởng trên đều được đưa về từ các tỉnh Tây Nguyên, Hà Nội, TP.HCM, Bình Thuận và Đồng Nai. Ngoài chăm sóc các loại linh trưởng bị thương và giúp chúng tái hòa nhập với rừng, Vườn Quốc gia Cát Tiên cũng quyết định lấy trung tâm này làm điểm du lịch để thu hút khách tham quan.

Tất cả các cá thể vượn ở tại Trung tâm đều được đặt tên để thuận lợi cho việc theo dõi trong quá trình chăm sóc. Tên của chúng được lấy từ các địa danh nơi chúng được phát hiện bị nuôi nhốt, vận chuyển hoặc tên các cá nhân có công chăm sóc, ủng hộ vật chất để nuôi dưỡng các cá thể vượn này.
Tất cả các cá thể vượn ở tại Trung tâm đều được đặt tên để thuận lợi cho việc theo dõi trong quá trình chăm sóc. Tên của chúng được lấy từ các địa danh nơi chúng được phát hiện bị nuôi nhốt, vận chuyển hoặc tên các cá nhân có công chăm sóc, ủng hộ vật chất để nuôi dưỡng các cá thể vượn này.
Hai cá thể vượn đen má trắng tên “Trảng Bom” (bên trái) và “Biên Hòa” (bên phải) đang được chăm sóc chuẩn bị chuyển qua quá trình nuôi bán hoang dã
Hai cá thể vượn đen má trắng tên “Trảng Bom” (bên trái) và “Biên Hòa” (bên phải) đang được chăm sóc chuẩn bị chuyển qua quá trình nuôi bán hoang dã

Hai cá thể vượn đen má trắng tên “Trảng Bom” (bên trái) và “Biên Hòa” (bên phải) đang được chăm sóc chuẩn bị chuyển qua quá trình nuôi bán hoang dã giúp chúng làm quen lại với cuộc sống trong tự nhiên. “Trảng Bom” được lực lượng Kiểm lâm huyện Trảng Bom (Đồng Nai) phát hiện khi bị các đối tượng buôn bán trái phép vận chuyển trên đường đi tiêu thụ, trong khi “Biên Hòa” được các lực lượng chức năng phát hiện khi chú đang bị một nhà hàng trên địa bàn Tp. Biên Hòa (Đồng Nai) nuôi nhốt để làm cảnh.

Chi có các nhân viên tại trung tâm mới được tiếp xúc gần gũi để chăm sóc và theo dõi quá trình phục hồi.
Chi có các nhân viên tại trung tâm mới được tiếp xúc gần gũi để chăm sóc và theo dõi quá trình phục hồi.

Tất cả các cá thể vượn được về trung tâm đều bị thương và rất hoảng sợ do quá trình vận chuyển, nuôi nhốt để làm cảnh. Đặc biệt nhiều cá thể khi được đưa về trung tâm bị thương rất nặng do trúng đạn, bẫy của thợ săn. Chính vì vậy, khi tiếp nhận các cá thể vượn đều được chăm sóc, chữa trị và phục hồi trong các chuồng nuôi cá biệt để phục hồi. Tại đây, chúng được cách ly rất nghiêm ngặt với con người nhằm tránh hoảng sợ và tránh việc chúng quen “hơi người” gây khó khăn cho quá trình tái hòa nhập tự nhiên về sau.

Tất cả thức ăn cho vượn đều được lấy từ tự nhiên tại các khu rừng nguyên sinh trên địa bàn vườn quốc gia cát tiên.
Tất cả thức ăn cho vượn đều được lấy từ tự nhiên tại các khu rừng nguyên sinh trên địa bàn vườn quốc gia cát tiên.
Thức ăn hằng ngày của vượn đều là các loại thực vật tự nhiên
Thức ăn hằng ngày của vượn đều là các loại thực vật tự nhiên

"Để đảm bảo cho vượn có thể tự mình kiếm ăn khi thả về tự nhiên, thức ăn hằng ngày của vượn đều là các loại thực vật tự nhiên. Chúng tôi phải quan sát các cá thể vượn trong tự nhiên ăn những loại thực vật nào rồi sau đó đem về trồng để làm thức ăn hằng ngày cho vượn”, Anh K’ Thanh Hoài, nhân viên Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp Đảo Tiên cho biết.

Chú vượn đen má trắng tên “Diện” đang trong quá trình nuôi bán hoang dã tập làm quen dần với cuộc sống tự nhiên
Chú vượn đen má trắng tên “Diện” đang trong quá trình nuôi bán hoang dã tập làm quen dần với cuộc sống tự nhiên
 “Diện” và “Nicky” vui đùa với cuộc sống tự nhiên hoang dã tại khu vực nuôi bán hoang dã.
“Diện” và “Nicky” vui đùa với cuộc sống tự nhiên hoang dã tại khu vực nuôi bán hoang dã.

Vĩnh Thủy

Dạy vượn “làm quen” với rừng - 9

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm