Dân xa xứ hối hả về quê ăn Tết trên những chuyến tàu Bắc - Nam
(Dân trí) - Chiều 25/1 (28 tháng Chạp), ga Nha Trang nhộn nhịp người về quê ăn Tết. Những chuyến tàu Tết là nơi người ta dễ tìm thấy đồng hương, đồng chí, đồng môn... vì nhiều người trong số họ xa quê làm ăn ở cùng một địa phương, lên tàu cùng một giờ và đến cùng một địa điểm…
Hai chị em ruột Hoa và Lệ háo hức đợi tàu để về quê Quảng Trị ăn Tết. Người chị (mũ xanh) cho biết đang làm việc cho một doanh nghiệp bảo hiểm ở TP Nha Trang nhưng xin nghỉ nửa ngày để kịp cùng em gái về quê đón Tết. "Em đặt vé về quê từ tháng 11 năm ngoái, nguyên chặng từ TP HCM - Hà Nội, với giá 1,7 triệu đồng", người chị nóiNhững ngày này, ga Nha Trang nhộn nhịp người đi - kẻ đến. Ga cũng đón một lượng lớn hành khách từ TP HCM về quê ăn Tết cổ truyềnHành khách tại ga Nha Trang hối hả lên tàu SE6 đi Hà Nội. Những chuyến tàu ra Bắc những ngày giáp Tết Nguyên đán gợi nhiều cảm xúc bởi có những hành khách mỗi năm chỉ về quê một lần vào dịp TếtTheo ga Nha Trang, thời điểm này mua vé đi các tỉnh phía Bắc rất khó vì hầu như các tàu đều kín chỗ, thậm chí nhiều hành khách phải đi ghế phụNgày 25/1 là ngày làm việc cuối cùng theo lịch nghỉ Tết Nguyên đán nên lượng khách về quê nhộn nhịp, huyên náo. Khánh Hòa là một trong những tỉnh phát triển năng động ở duyên hải Nam Trung Bộ nên có rất đông người dân các tỉnh bạn phía Bắc đổ về đây làm việc, sinh sốngTrong dòng người xô bồ, cha bế con loay hoay tìm toa tàu. Với những hành khách có em bé thì đi tàu là sự lựa hàng đầu khi có những người, quê của họ xa đến hàng trăm kmCác toa tàu kín chỗ ngồi và một số hành khách ngồi ghế phụ ở giữa lối đi. Những chuyến tàu Tết là nơi người ta dễ tìm thấy đồng hương, đồng chí, đồng môn... vì nhiều người trong số họ làm ăn xa cùng một địa phương, lên tàu ở cùng một giờ và dừng chân ở cùng một địa điểmCha và con trên chuyến tàu từ TP HCM đi Hà Nội về quê ăn TếtMột bé gái nhìn trời đang mưa từ ô cửa trên tàu hỏa.
Xin dùng những dòng thơ trong bài Bóng Người Trên Sân Ga của nhà thơ Nguyễn Bính để "chốt" cho chùm ảnh này: "Những chiếc khăn màu thổn thức bay/Những bàn tay vẫy những bàn tay/Những đôi mắt ướt nhìn đôi mắt/Buồn ở đâu hơn ở chốn này?".