1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Đảm bảo an toàn cho hạ du khi hồ chứa xả lũ

(Dân trí) - Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai vừa có Công điện gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố về việc sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hạ du khi hồ chứa xả lũ.

Đảm bảo an toàn cho hạ du khi các hồ chứa xả lũ (Ảnh minh họa: Báo Quảng Ninh).
Đảm bảo an toàn cho hạ du khi các hồ chứa xả lũ (Ảnh minh họa: Báo Quảng Ninh).

Cụ thể, Công điện gửi tới các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Tuyên Quang, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình về việc sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hạ du khi hồ chứa xả lũ.

Theo đó, từ đầu tháng 6/2017 đến nay, các tỉnh miền núi phía Bắc đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng; lưu lượng về các hồ chứa Sơn La, Hòa Bình gia tăng, mực nước các hồ đã đạt hoặc gần đạt mực nước cao nhất cho phép thời kỳ lũ chính vụ.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, mưa lớn tiếp tục kéo dài và diễn biến phức tạp, các hồ chứa Sơn La, Hòa Bình có thể phải mở các cửa xả đáy để dành dung tích phòng lũ cho hạ du theo quy định.

Nhằm hạn chế thiệt hại về người, tài sản và rút kinh nghiệm trường hợp hồ Tuyên Quang xả lũ vừa qua đã làm đứt neo 1 cầu phao và trôi một số lồng bè nuôi trồng thủy sản ở hạ du, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố tổ chức thông tin, tuyên truyền về việc xả lũ các hồ chứa; rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho người, công trình và tài sản khi các hồ chứa xả lũ, bao gồm: công trình đang thi công trên sông, ven sông, cơ sở nuôi trồng thủy sản trên sông, phương tiện vận tải thủy, các bến đò ngang, đò dọc, hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác khoáng sản, sản xuất nông nghiệp nơi bãi sông,....

Rà soát phương án chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện để phòng, chống lũ, đảm bảo an toàn đê điều theo cấp báo động.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và địa phương tăng thời lượng tuyên truyền quy trình vận hành hồ chứa trên lưu vực sông Hồng; hướng dẫn kỹ năng cho người dân để chủ động phòng tránh và ứng phó khi hồ chứa xả lũ (neo đậu tàu thuyền, di chuyền máy móc, vật tư, hàng hóa, xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp,... để chủ động khi nước sông lên cao do xả lũ,...).

Nâng cao kỹ năng phòng chống mưa lũ cho người dân

Ban Chỉ đạo Trung ưong về phòng, chống thiên tai cũng đã có công điện yêu cầu Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh miền núi phía Bắc, các Bộ: Công an, Giao thông Vận tải, Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam tăng cường thông báo, cảnh báo nâng cao kỹ năng phòng chống mưa lũ cho người dân.

Nội dung công điện nêu rõ, từ đầu tháng 6 đến nay, các tỉnh miền núi phía Bắc xảy ra mưa vừa, mưa to trên diện rộng gây lũ, lũ quét, sạt lở đất làm thiệt hại về người và tài sản. Theo báo cáo của các địa phưong, tính đến hôm nay(11/7), mưa lũ đã làm 19 người chết và mất tích, nguyên nhân chủ yếu là do bất cấn bị cuốn trôi khi đi qua các ngầm tràn lũ đang dâng cao, đặc biệt nghiêm trọng vụ việc là 4 người trong 1 gia đình bị lũ cuốn khi đi ô tô trên cầu tràn qua suối tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Để nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng, chống thiên tai khi mưa lũ xảy ra nhằm hạn chế thiệt hại về ngưòi và tài sản, Ban Chỉ đạo Trung ưong về phòng, chống thiên tai yêu cầu Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh miền núi phía Bắc và các Bộ ngành tăng cường cập nhật, phổ biến các bản tin cảnh báo, dự báo tình hình mưa, lũ đến cộng đồng đế chủ động các biện pháp ứng phó;

Chỉ đạo các lực lượng trên địa bàn triển khai việc cắm biến cảnh báo, tuần tra, canh gác, cảnh báo cho người dân tại các điềm xung yếu, bến đò ngang, ngầm tràn giao thông, các đoạn đưòng bị ngập sâu, nước chảy siết khi có lũ; kiên quyết không cho các phương tiện, nhất là các xe chở khách đi qua các đoạn đường không đảm bảo an toàn.

Tổ chức hướng dẫn, phân luồng, đảm bảo an toàn giao thông tại các điểm bị ngập lụt, chia cắt. Bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện tại các khu vực xung yếu đê kịp thời trên khai phương án khắc phục, thông tuyến khi xảy ra sự cổ sạt lơ gây ách tắc giao thông.

Các cơ quan thông tin truyền thông, đặc biệt là tại cơ sở tăng cường tuyên truyền cho người dân về tình hình thiên tai, hướng dẫn, phổ biến các kỹ năng ứng phó với mưa, lũ. Rà soát và sẵn sàng phương án ứng phó đảm bảo an toàn hạ du;

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến để tránh thiệt hại cho các phương tiện, công trình xây dựng trên sông, lồng bè nuôi trồng thủy sản, người dân sống ven sông,... khi các hồ chứa xả lũ. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam tăng cưòng phát các bản tin dự báo, cảnh báo, các chương trình hưóng dẫn kỹ năng cho người dân đề chủ động phòng tránh và úng phó có hiệu quả với mưa lũ.

Nguyễn Dương