1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Nghệ An:

Đặc sắc bánh chưng đen của người Thái

(Dân trí) - Bánh chưng của người Thái Tày Thanh (Thái đen) ở Quỳ Hợp, Nghệ An được nhuộm đen bằng nước tro rơm có vị bùi bùi, thơm mát, không gây nóng cổ, nóng bụng như bánh chưng bình thường.

Những phụ nữ giã lúa lấy gạo và lấy cọng rơm để riêng (Ảnh: Huy Nhâm).
Những phụ nữ giã lúa lấy gạo và lấy cọng rơm để riêng (Ảnh: Huy Nhâm).
 
Những phụ nữ giã lúa lấy gạo và lấy cọng rơm để riêng (Ảnh: Huy Nhâm).
Người phụ nữ Thái lấy một loại quả cây nhỏ trên rừng đã được phơi khô về làm vừng đen (Ảnh: Bùi Thọ).
 
Đây là một loại bánh đặc biệt mang nét riêng của nhóm Thái Tày Thanh, nguyên liệu chính chỉ là gạo nếp trắng và được nhuộm đen bằng tro rơm, chứ không phải làm từ nếp cẩm hay là loại nếp có màu đen tự nhiên. Nguyên liệu để làm bánh thì đơn giản, nhưng quá trình chuẩn bị lại khá cẩn thận. Bánh chưng đen là món ăn không thể thiếu của người Thái ở Quỳ Hợp. 
 
Để bánh có màu đen đẹp bóng, ngay từ tháng 10 âm lịch, sau vụ gặt lúa mùa, người ta chọn nếp và rơm cất sẵn. Nếp phải chọn loại nếp dẻo thơm nhất, lựa bông đẹp, chắc hạt, đạp lấy hạt, giã đến khi trắng. Rơm chọn những cọng nếp, to, vàng ươm, đem về phơi khô, đốt thành tro, vò kỹ, rây lấy phần mịn nhất rồi trộn với gạo nếp thơm.
Đốt rơm lấy tro làm bánh chưng (Ảnh: Huy Nhâm).
Đốt rơm lấy tro làm bánh chưng (Ảnh: Huy Nhâm).
 
Đốt rơm lấy tro làm bánh chưng (Ảnh: Huy Nhâm).
Người dân gói bánh với sản phẩm ngũ cốc đều có màu đen. Đây là đặc trưng riêng của bánh chưng đen người Thái (Ảnh: Bùi Thọ)

Công đoạn cầu kỳ nhất là trộn bột tro nếp với gạo sao cho khi thử miết mạnh hạt gạo trên đầu ngón tay, thấy vẫn tròn vẹn màu đen nhánh mới đạt. Ngoài ra, trước khi gói bánh thêm ít hạt Nga Chiếng (một loại vừng mọc tự nhiên trong rừng) xay nhỏ trộn vào để tạo vị đậm đà cho bánh. Công thức pha trộn thì tuốt bao nhiêu lúa thì lấy bấy nhiêu rơm.

Bánh chưng đen người Thái ở Qùy Hợp không có nhân. Lá gói bánh cũng dùng lá dong rừng rửa sạch, lau khô mới đem gói. Việc chuẩn bị nguyên liệu cho bánh chưng đen chỉ có người con dâu trưởng trong nhà làm, gói bánh và luộc bánh do đàn ông trong nhà có kinh nghiệm và khéo tay làm. Các thành viên khác chỉ phụ giúp.

Chị Ngân Thị Hà, ở bản Ảng, xã Châu Thành, Qùy Hợp cho biết: "Khi đang còn bé tôi đã được xem ông, bà, cha mẹ của mình làm bánh chưng đen và chính thức được truyền dạy về ý nghĩa, cách làm làm bánh khi tôi về làm dâu. Bánh chưng đen thì phải con dâu trưởng đứng ra làm chủ, lựa chọn nên khi làm dâu mới được bố mẹ chồng dạy cho cách làm và nói cho biết ý nghĩa của bánh. Giống như bố mẹ, tôi sẽ dạy cho con cái hiểu phong tục tập quán của mình, chắc chắn con cái tôi khi lấy chồng cũng được bố mẹ chồng dạy cho tường tận".
Bánh được gói kỹ càng, lạt buộc dài (Ảnh: Huy Nhâm).
Bánh được gói kỹ càng, lạt buộc dài (Ảnh: Huy Nhâm).
 
Công đoạn l
Công đoạn luộc bánh (Ảnh: Bùi Thọ)

Bánh đen người Thái được gói theo 4 loại. Đầu tiên là "Khâu tôm kháu khoài" (bánh sừng trâu) -bánh nhọn, hình sừng con trâu. Loại bánh này có ý nghĩa cầu cho đàn trâu khỏe mạnh, sinh sôi để cày kéo. Loại thứ hai là bánh "Khâu tôm cộp" (Bánh đôi) - mỗi chiếc bánh là một cặp đôi gói nhỏ, hình trụ. Bánh thể hiện quan điểm cầu may cho gia đình hạnh phúc. Loại bánh thứ ba là: "Bánh Khâu tôm khuản tụ" (Bánh gậy) - gói bánh hình chiếc gậy. Loại bánh này có ý cầu cho người già được sống lâu. Loại bánh thứ tư là "Khâu tôm pom" (Bánh hình vuông nhỏ). Bánh lớn hơn hộp diêm, buộc thành chùm, mỗi chùm 5 bánh. Loại bánh này có ý nghĩa cầu cho sung túc, mọi sự tròn trịa, đầy đủ trong năm mới.

Đang cùng con cháu vây quanh bếp lửa hồng nấu nồi bánh chưng, ông Lô Văn Phương chia sẻ: "Tục làm bánh chưng đen có từ lâu lắm rồi, khi tôi mở mắt ra đã thấy có nó. Tục này do ông bà tổ tiên để lại, con cháu đời đời phải làm theo để cúng tổ tiên ngày Tết. Có làm theo ý ông cha thì con cháu trong nhà mới ăn nên làm ra, mới có nhiều con trâu, con bò, có lúa gạo đầy nhà, gia đình mới được trong ấm ngoài êm".
 
Cụ cao niên vớt bánh ra để ráo nước (Ảnh: Bùi Thọ)
Cụ cao niên vớt bánh ra để ráo nước (Ảnh: Bùi Thọ)

Mùi gạo nếp thơm quyện với mùi tro nếp khiến người ăn có cảm giác như đang được giao hòa cùng cỏ cây, ruộng đồng, cùng thiên nhiên hoang sơ miền Tây xứ Nghệ. Nét độc đáo của bánh chưng đen còn ở vị bùi bùi, thơm mát, không gây nóng cổ, nóng bụng như bánh chưng thường, nên có tác dụng “hạ hỏa”. Bánh chưng đen được ưa chuộng không chỉ vì hương vị tinh tế, mà còn vì bánh để được rất lâu, đến hết tháng Giêng vẫn thơm ngon. Theo quan niệm của người Thái xưa, tài khéo léo khi gói bánh chưng đen là một tiêu chí để chọn nàng dâu.

Giờ đây, bánh chưng đen không chỉ được gói để ăn trong dịp Tết, mà còn trở thành một món “quà quê” sẵn có quanh năm của người Thái ở Qùy Hợp.

Huy Nhâm - Nguyễn Duy

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm